Thời gian cấp giấy phép lao động là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Thời gian cấp giấy phép lao động là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Theo Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, giấy phép lao động theo quy định hiện hành có thời hạn tối đa là 2 năm. Doanh nghiệp và tổ chức có thể xin cấp giấy phép với thời hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.
Theo Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lao động 2019, thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 2 năm.
Xem thêm: Chuyên gia nước ngoài sang việt nam công tác
Theo khoản 4 Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:
Theo đó, Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
Các trường hợp không cần giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty với vốn từ 3 tỷ đồng, di chuyển trong doanh nghiệp theo cam kết dịch vụ của Việt Nam, là thân nhân của cán bộ ngoại giao, hoặc làm công việc dưới 30 ngày và không quá 3 lần trong năm. Đối với các trường hợp này, việc xin giấy phép lao động không cần thiết.
Theo Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài không cần giấy phép lao động bao gồm:
Trước ít nhất 15 ngày trước ngày làm việc dự kiến, nộp hồ sơ tới Bộ LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH theo quy định. Đối với các trường hợp cụ thể như làm việc cho người sử dụng lao động, tổ chức hoặc doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài, hoặc chào bán dịch vụ, hồ sơ cần tuân thủ quy định tương ứng.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ hoặc Sở LĐTBXH sẽ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI.
Xem thêm: Mẫu giấy phép lao động cho người nước ngoài
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định như sau:
Theo Phụ lục 1 Khung giá dịch vụ khám bệnh ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định như sau:
Như vậy, lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 được quy định cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe (không kể xét nghiệm, X-quang): giá tối thiểu là 160.000 đồng, giá tối đa là 184.200 đồng;
- Đối với trường hợp khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang): giá tối thiểu là 450.000 đồng, giá tối đa là 515.400 đồng.
Lưu ý: Mức lệ phí kể trên chỉ áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 là bao nhiêu? Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm có hợp đồng lao động hợp pháp, đủ điều kiện về sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không nằm trong diện cấm nhập cảnh và hoàn thành thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với một số ngành nghề nhất định, người lao động nước ngoài còn phải có các bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tương xứng với yêu cầu công việc.
Căn cứ theo Điều 151 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định các điều kiện đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài không được vượt quá thời gian cấp giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo phí cấp giấy phép lao động và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp có điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Xem thêm: Khó khăn khi xin giấy phép lao động
Thủ tục cấp giấy phép lao động thường gồm việc điền đơn xin cấp giấy phép, nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý lao động địa phương, kiểm tra hồ sơ và thông tin, sau đó cấp giấy phép cho người lao động.
Theo Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định phân loại sức khỏe như sau:
- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khỏe quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khỏe chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khỏe và không phân loại sức khỏe.
Thời hạn giấy phép lao động trở thành một điều quan trọng mà cả cá nhân lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam đều quan tâm đặc biệt bởi vì mức phạt của việc hến hạn giấy phép lao động là khá cao. Vậy Thời hạn cúa giấy phép lao động là bao lâu? Trong bài viết này, AZTAX sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi giấy phép lao động có thời hạn bao lâu này. Cùng tìm hiểu nhé!
Theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được xác định dựa trên một trong các trường hợp sau nhưng không vượt quá 2 năm:
Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này
Như vậy theo nghị định trên, thời hạn giấy phép lao động phụ thuộc vào:
Ngoài ra, thời hạn giấy phép lao động còn dựa trên giấy phép hoạt động của doanh nghiệp và văn bản xác nhận tham gia hoạt động của lao động nước ngoài trong doanh nghiệp đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam, trừ trường hợp miễn báo cáo nhu cầu lao động