Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng dự phòng
Hưng Yên là tỉnh duy nhất ở miền Bắc không rừng, không núi và không biển. Địa hình chỉ có đồng bằng, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Không được thiên nhiên ưu ái rừng vàng biển bạc, bù lại Hưng Yên trải dài những vùng đất màu mỡ. Chủ yếu là đất phù sa được bồi tụ hàng năm bởi hệ thống sông Hồng, sông Luộc; thuận lợi cho việc canh tác cây lúa và các loại cây ăn trái.
Thương cảng Phố Hiến vang bóng một thời.
Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên) hình thành khoảng thế kỷ 16. Đô thị này phát triển nhanh chóng, trở thành thương cảng nổi tiếng nhất Đàng Ngoài trong thế kỷ 17. Thời cực thịnh, nơi đây có hơn 2000 nóc nhà với 20 phường buôn nhộn nhịp. Thương nhân Trung Quốc, Nhật, Anh, Hà Lan... đều vào buôn bán qua “cửa ngõ” Phố Hiến. Tấp nập cảnh giao thương trên bến dưới thuyền. Thương cảng phồn hoa thời ấy được ví như một “tiểu Tràng An” - “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Với giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật lâu đời, quần thể di tích Phố Hiến đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (2015).
Công nghiệp khởi sắc sau ngày tái lập tỉnh.
Tỉnh lỵ Hưng Yên thành lập chính thức vào tháng 10 năm 1831 (thời vua Minh Mạng). Qua đoạn trường lịch sử, năm 1968, Hưng Yên hợp nhất với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Đến tháng 1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập lần nữa.
Sau ngày tái lập, song song với nông nghiệp, công nghiệp Hưng Yên phát triển nhảy vọt. Trước đó, lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư còn rất sơ khai. Doanh nghiệp chủ yếu sản xuất may mặc, giày da và chế biến nông sản với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên đến hiện tại, công nghiệp và xây dựng đã chiếm hơn 60% cơ cấu kinh tế Hưng Yên. Hàng nghìn dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh nhà, hàng trăm doanh nghiệp phát triển đa ngành, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Hưng Yên thời nào cũng nổi danh nhân, vùng nào cũng sinh kỳ tài. Họ là những chính trị gia kiệt xuất, sứ thần tài năng, nhà văn nhà thơ tài hoa, những bậc lỗi lạc về y học, khoa học... Thời Trần có đại thần Nguyễn Trung Ngạn - vị Hoàng giáp trẻ tuổi nhất cả nước. Thời Lê có tiến sĩ Đào Công Soạn, thời Mạc tiến sĩ Lê Như Hổ. Huyện Văn Giang nổi tiếng danh sĩ Chu Mạnh Trinh. Huyện Yên Mỹ có danh y Lê Hữu Trác, Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, đại khoa Phạm Công Trứ. “Xứ vải thiều” cũng là quê hương Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, giáo sư Dương Quảng Hàm, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà văn Nguyễn Công Hoan, họa sĩ Tô Ngọc Vân...
Không chỉ giàu truyền thống cử nghiệp, Hưng Yên còn là đất anh hùng. Tự ngàn xưa, nơi đây đã hiển hách chiến công chống ngoại xâm của Triệu Việt Vương, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Nguyễn Tống Biệt, Nguyễn Thiện Thuật,... Đến thời kỳ đấu tranh cách mạng, Hưng Yên thêm sáng ngời tinh thần bất khuất của các đồng chí Tô Chấn, Tô Hiệu, Ngô Huy Tăng, Nguyễn Thị Nghĩa... Và biết bao người con kiên trung đã ngã xuống đất này để tổ quốc nở hoa độc lập.
“Kinh đô” nhãn lồng và nhiều vườn trái cây đặc sản.
“Dù ai buôn bắc bán đông. Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Quả nhãn vỏ mỏng, cùi trong, hạt nhỏ, ngọt thanh, thơm ngát. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” đã miêu tả hương vị đặc biệt ấy như sau: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Từng là đặc sản tiến vua, nhãn được mệnh danh “vương giả chi quả”. Kết hợp với “vương hậu chi hoa” (hoa sen) tạo nên món chè sen long nhãn thơm ngon hấp dẫn. Cây nhãn tổ hơn 400 tuổi hiện vẫn trồng ở chùa Hiến (Phố Hiến). Ngoài ra, Hưng Yên còn nổi tiếng với vườn cam Đường Canh, bưởi Diễn, quýt lục bình Văn Giang.
Tương Bần - hương vị độc đáo của ẩm thực Hưng Yên.
Người xưa có câu “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần”. Tương Bần vàng ươm, thơm phức và sánh ngậy hơn hẳn các loại khác. Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc (đậu nành, nếp cái hoa vàng, muối trắng, nước sạch), người dân làng Bần Yên Nhân đã tạo nên một loại nước chấm độc đáo. Thịt luộc, bánh đúc, rau muống luộc... chấm tương Bần, ăn một lần nhớ mãi không quên. Cá kho măng, thịt bò om, đậu rim... thêm chút gia vị tương Bần càng đậm đà gấp bội.
Nếu có dịp ghé Hưng Yên, bạn cũng đừng quên thưởng thức nhiều món ngon thương nhớ khác. Đó là bánh răng bừa Phụng Công, gà Đông Tảo, cá mòi, cơm nắm muối vừng Lạc Đạo, bún thang Phố Hiến, ếch om Phượng Tường, bánh cuốn Phú Thị, giò bì Phố Xuôi…
Đền Đức Thánh Chử Đồng Tử - gồm hai đền Dạ Trạch và Đa Hòa, thuộc huyện Khoái Châu. Mỗi khu đền mang nét đẹp riêng biệt. Đền Đa Hòa thanh thoát với mái ngói cong cách điệu hình thuyền rồng. Đền Dạ Trạch (đền Hóa) bề thế với nhiều cột lim to, kết cấu 3 tòa lộng lẫy. Lễ hội Chử Đồng Tử (1 trong 16 lễ hội lớn cả nước) được tổ chức ở cả hai đền từ ngày 10 - 12/2 âm lịch.
Đền Trà Phương - di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền nằm ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, thờ tự Hưng Đạo Đại Vương, thổ địa và gia tiên 12 họ có công lập làng. Ngôi đền mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện qua họa tiết trang trí, tượng gỗ, tượng đồng, đại tự, bát hương... Hội đền diễn ra vào ngày 9/1 (âm lịch) với các nghi thức truyền thống cầu phúc, cầu lộc, tế nước, đốt cây bông...
Đền Mây - ngôi đền của những huyền tích linh thiêng. Tương truyền, vua Lý Thái Tông trên đường đánh giặc Chiêm Thành đã dừng chân và dâng lễ vật cầu thần ở đền Mây. Thần đền báo mộng, hóa chim đậu trên cột buồm, cá nổi trên mặt nước, phù trợ quân binh thẳng tiến phương Nam. Kết cấu đền Mây theo kiểu chữ Tam gồm 3 tòa (tiền tế, trung từ, hậu cung), thờ tự 3 vị: Tướng quân Phạm Bạch Hổ, phu nhân của ngài và Thánh Mẫu.
Làng Nôm - “báu vật trăm năm” thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Một “bảo tàng” sống động về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Quần thể làng bao gồm hai cổng trước sau cổ kính. Đình Đại Đồng thờ Đức Thánh Tam Giang (danh tướng thời Hai Bà Trưng). Chiếc cầu đá bắc ngang sông Nguyệt Đức, làm bằng đá xanh nguyên khối. Chùa Nôm với hơn 100 tượng cổ bằng đất nung. Ngoài ra, còn có dãy chợ Nôm, nhà thờ họ, giếng cổ, ao làng, tháp đá, chuông đồng và nhiều di vật khác.
Làng hương thôn Cao (xã Bảo Khê) - cái nôi của nghề làm hương truyền thống. Ghé thăm nơi này, bạn không khỏi ấn tượng trước khung cảnh khắp đường làng, ngõ xóm ngập tràn sắc màu vàng đỏ của những bó hương phơi. Bột hương nghiền từ hỗn hợp trầm, huỳnh đàn, quế chi, tùng, hồi…. Hương làm xong được phơi nắng rất kỹ. Nhờ vậy, hương xạ thôn Cao nổi tiếng thanh nhẹ mùi thảo mộc và thơm lâu.
Chùa Phúc Lâm - ngôi chùa “dát vàng”. Tọa lạc trên mảnh đất rộng khoảng 4ha, chùa Phúc Lâm “phát sáng” bởi màu vàng tráng lệ và kiến trúc độc đáo. Chùa xây trên đất thôn La Mát, xã Phù Ủng, gồm 4 tòa tháp với nhiều pho tượng Phật lớn. Đặc biệt, phần mái và cầu thang đều được đắp chạm hình rồng uốn lượn. Chùa Hương Lãng - ngôi cổ tự xấp xỉ nghìn năm tuổi. Chùa dựng từ năm 1115, thời nhà Lý, thuộc địa phận xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Nơi đây lưu giữ 2 di vật đã được công nhận Bảo vật quốc gia, đó là bệ tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá. Chùa Sùng Bảo - nổi tiếng với truyền thuyết “tượng đất hóa tượng vàng”. Tương truyền, xưa kia người chăn trâu ở làng Xuân Dục thường dùng đất bãi nặn thành các pho tượng. Sau một đêm mưa to gió lớn, dân làng kinh ngạc phát hiện toàn bộ tượng đất đều hóa vàng ròng. Chư vị cao tăng thời đó đặt tên tượng là Đức Phật Bà Đồng Quân, thỉnh về chùa Sùng Bảo thờ tự, lễ lạt.Văn Miếu Xích Đằng - di tích quan trọng thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu khởi dựng vào thế kỷ 17 (thời hậu Lê) và đại trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839). 9 tấm bia đá, ghi danh 161 vị đỗ đại khoa là di vật cổ quý giá của văn miếu. Bên cạnh đó, còn có chuông đá và khánh đá đúc từ thế kỷ 18. Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông - lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử gắn liền với đại danh y Lê Hữu Trác. Khu di tích nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ. Tại đây có đền thờ tiến sĩ Lê Hữu Mưu (thân phụ Lê Hữu Trác), chùa Văn, nhà lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông. Lệ thường hàng năm, vào ngày 15/1 (âm lịch), người dân trong vùng sẽ tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ công lao vị danh y.
🎄 B.R.A là giải thưởng Review các Câu chuyện Thương hiệu QUỐC TỘC THƯƠNG NHÂN danh giá đầu tiên ở Việt Nam có quy mô toàn cầu được tổ chức nhằm tôn vinh tài năng trẻ. Giải thưởng được khởi xướng bởi Tập đoàn Hành trình Kim cương phối hợp cùng ĐH Văn Lang, NetVietTV, PathCAN cùng nhiều đối tác và được bảo trợ truyền thông bởi Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn.
🏆 Hãy cùng tìm hiểu về giải thưởng ngay nào!!!
🏆 Thông tin về chủ sở hữu giải thưởng
☎️ Hotline: 0369 049 868 | 0335 609 868