Tầm Ảnh Hưởng Của Trung Quốc Tới Khu Vực Châu Á

Tầm Ảnh Hưởng Của Trung Quốc Tới Khu Vực Châu Á

Các nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn có nhu cầu thiết lập các cơ chế, diễn đàn nhằm đối thoại, trao đổi về các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị trong khu vực. Thế nhưng, sự thiếu tin tưởng và nghi kị lẫn nhau đã cản trở cho những nhu cầu trên trở thành hiện thực. Đó là lúc ASEAN nổi lên như một “người triệu tập” các quốc gia trong và ngoài khu vực vào các cơ chế, diễn đàn do ASEAN lập ra và giữ vai trò trung tâm. Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, vai trò trung tâm của ASEAN càng cần phải củng cố để tránh đẩy các nước ASEAN vào vòng xoáy cạnh tranh quyền lực của các cường quốc.

Các nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn có nhu cầu thiết lập các cơ chế, diễn đàn nhằm đối thoại, trao đổi về các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị trong khu vực. Thế nhưng, sự thiếu tin tưởng và nghi kị lẫn nhau đã cản trở cho những nhu cầu trên trở thành hiện thực. Đó là lúc ASEAN nổi lên như một “người triệu tập” các quốc gia trong và ngoài khu vực vào các cơ chế, diễn đàn do ASEAN lập ra và giữ vai trò trung tâm. Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, vai trò trung tâm của ASEAN càng cần phải củng cố để tránh đẩy các nước ASEAN vào vòng xoáy cạnh tranh quyền lực của các cường quốc.

Hệ thống đang kiểm tra truy cập của bạn.

Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.

Vui lòng đợi trong giây lát!...

TCCSĐT - Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một khu vực phát triển năng động nhất và cũng là khu vực rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh... trên thế giới. Việt Nam nằm giữa hai châu lục lớn nhất là châu Á và châu Mỹ với những cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga... Vì thế, vai trò của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào việc bảo đảm chính sách đối ngoại đa phương, tận dụng được các nguồn lực bên ngoài trên cơ sở phát huy có hiệu quả các nguồn lực nội sinh.

1. Vị trí và tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Xét trên góc độ địa - chính trị và địa - kinh tế thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó Thái Bình Dương là "cửa ngõ" nối liền Mỹ với thế giới. Hiện nay, dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước, qua đó Mỹ có thể lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế để mở rộng quan hệ mậu dịch ở khu vực đang rất hấp dẫn đối với Mỹ.

Trong "Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.

Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những thay đổi mang tính căn bản: Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới. Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện. Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay gắt. Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó trở thành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một trong những khu vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời, khu vực này còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Đến năm 2015, Đông Á sẽ thực hiện và vượt mục tiêu “kế hoạch phát triển thiên niên kỷ, tức là giảm một nửa mức dân số nghèo của năm 1990.” Vì vậy, bất kể về lĩnh vực kinh tế, hay là an ninh, đối với Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực này mới đáng lo ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh chấp về biển, đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ ở Đông Bắc Á trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 tại Úc nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực và củng cố cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Với 21 thành viên và 2,6 tỉ người (khoảng 40% dân số trên thế giới), 56% GDP, và 57% giá trị thương mại toàn cầu, APEC tự hào đại diện cho một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với lợi ích của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đang kiếm tìm một cơ chế an ninh thích hợp để lôi kéo, ràng buộc chặt chẽ các nước ở khu vực này phục vụ cho ý đồ củng cố địa vị lãnh đạo trên toàn thế giới của Mỹ trong thế kỷ XXI.

2. Quan điểm và chiến lược của các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc)

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực theo Mỹ có nhiều cái "nhất" như: nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều của cải nhất và có lực lượng quân sự dày đặc nhất. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là tăng cường quyền lãnh đạo và quyền khống chế của mình đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí đặc biệt, vừa ở Thái Bình Dương, vừa ở Đại Tây Dương, Mỹ muốn nắm vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương và củng cố sự hợp tác với các nước trong khu vực. Mục tiêu của Mỹ tại khu vực là: Ổn định, tự do lưu thông, phát triển kinh tế. Mỹ thực hiện chính sách trung lập trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các giải pháp hòa bình và theo công ước quốc tế.

Quan điểm của Mỹ là nhằm: Thứ nhất, xác định tầm quan trọng của vành đai chiến lược châu Á - Thái Bình Dương ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Thứ hai, tái khẳng định sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và “tạo sự tin tưởng, trấn an” ASEAN với các cam kết của Mỹ. Thứ ba, củng cố và thắt chặt quan hệ đồng minh với Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân; triển khai hợp tác toàn diện của Mỹ đối với các đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ đặt trọng tâm phòng ngừa đối thủ chiến lược trước hết chính là Trung Quốc, bởi đây là một nước lớn đang chứa đựng những tiềm năng phát triển mạnh về nhiều mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung trong thế kỷ XXI.

Về an ninh: Mỹ thực hiện chính sách an ninh gồm 3 thành phần: liên minh quân sự; duy trì sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ; và thiết lập cơ cấu an ninh mới ở khu vực. Mỹ xác định nhất quán liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản là hòn đá tảng trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Về đối ngoại: Mỹ tích cực thực thi chính sách tăng cường quan hệ với các nước; thúc đẩy kinh tế thị trường tự do ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ tiếp tục hợp tác trên thế mạnh nhằm mục đích kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước khác trong khu vực.

Về kinh tế: Chiến lược kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm biến khu vực này trở thành thị trường tự do hóa kiểu phương Tây nói chung và tạo ra thị trường cho hàng hóa công nghệ cao của Mỹ nói riêng. Vì vậy, Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản. Mỹ rất coi trọng nhân tố kinh tế của Trung Quốcđể bảo vệ lợi ích đầu tư của Mỹ ở khu vực này trong thế kỷ XXI.

Mục đích chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là thực hiện bá quyền khu vực bằng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm đe dọa, gây sức ép buộc các nước khuất phục trước tham vọng thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực" do Mỹ lãnh đạo.

Từ khi lên cầm quyền, Chính quyền B.Ô-ba-ma đã không ngừng vạch ra kế hoạch và điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc là một trong những đối thủ chủ yếu, cho nên Mỹ tập trung làm suy yếu về chính trị, thâm nhập và cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế. Một mặt, mở rộng mức độ kiềm chế và bao vây. Mặt khác, lại coi trọng lợi ích kinh tế ở thị trường mới mẻ của Trung Quốc với số dân hơn 1 tỉ người. Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã đem đến cho Mỹ cả những cơ hội và thách thức. Sự lớn mạnh này tạo cơ hội để Mỹ đầu tư và xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng tạo thành mối đe dọa đối với sức ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ tỏ ra lo lắng trước sự “lớn mạnh không ngừng” của sức mạnh quân đội Trung Quốc, sự “không minh bạch” của phát triển quân sự, và sự “tăng lên nhanh chóng” của chi phí quân sự, cũng như những “hoạt động liên tiếp” của hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Nội dung cơ bản của chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ bao gồm: Một là, tăng cường hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và thúc đẩy quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực này. Mỹ coi Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin và Thái Lan là lực lượng chủ yếu để Mỹ tiếp tục duy trì và phát huy tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, Mỹ không cắt giảm quân đồn trú ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không ngừng cải tiến chất lượng quân đồn trú của Mỹ ở khu vực này. Hai là, tích cực tham gia cơ chế hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, bao gồm các cơ chế như ngăn ngừa phổ biến hạt nhân, xung đột khu vực, chạy đua vũ trang và hàng rào thuế quan. Ba là, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc “hợp tác trên cơ sở đối thoại”. Hiện nay, trong cơ chế đa phương, đối thoại là vô cùng quan trọng. Mỹ chủ trương phát huy vai trò lớn hơn trong các cơ chế hợp tác vốn có, phản đối việc thành lập các cơ chế khu vực mới vì lo sợ bị loại bỏ ra ngoài. Kế hoạch trong năm 2011, Mỹ sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với hy vọng sẽ đạt được mục đích can dự vào các hoạt động của khu vực. Bốn là, tăng cường tính linh hoạt và tính sáng tạo của Mỹ trong việc tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương. Mục tiêu cuối cùng của Mỹ là tăng cường quyền lãnh đạo và khống chế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực phát triển mạnh mẽ, vì vậy việc bảo đảm an ninh cho các nước trong khu vực được coi là chiến lược đối ngoại của Nga. Mục tiêu chiến lược của Nga là tăng cường đối thoại mở và những biện pháp an ninh dựa trên nguyên tắc xây dựng quốc phòng, tạo lập tính phòng thủ cũng như củng cố sự tin cậy lẫn nhau. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính sách của Nga là nhằm bảo đảm an ninh biên giới phía Đông và củng cố đối tác chiến lược với Trung Quốc, bảo đảm tiếp tục phát triển hợp tác với Ấn Độ, đồng thời, thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản và các nước khác, trong đó có các quốc gia ASEAN. Viễn Đông là khu vực tiềm ẩn nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, da dạng, có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt trong việc đưa Nga trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực trên thế giới. Nga đưa ra chiến lược phát triển khu vực Viễn Đông tới năm 2025 và dự định tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2012 tại Vla-di-vô-xtốc (Vladivostok) cho thấy quyết tâm của Nga trong cuộc chạy đua vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc xác định mục tiêu an ninh chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là: Thứ nhất, duy trì an ninh và phát triển của bản thân Trung Quốc. Thứ hai, bảo vệ hòa bình và phồn vinh lâu dài tại khu vực. Thứ ba, thúc đẩy xây dựng châu Á – Thái Bình Dương phát triển hài hòa. Trung Quốc chủ trương 5 điểm để xây dựng quan hệ đối tác an ninh kiểu mới: Quan điểm an ninh tổng hợp (đối tác toàn diện); quan điểm an ninh chung (đối tác bình đẳng); quan điểm an ninh mở (nuôi dưỡng sự tin tưởng lẫn nhau); quan điểm an ninh hợp tác (đối tác cùng có lợi); quan điểm an ninh phát triển (hướng về phía trước). Sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ nảy sinh những ảnh hưởng lớn đối với nội hàm và kết cấu của môi trường an ninh châu Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng tạo thành những ảnh hưởng mang tính căn bản đối với lợi ích của Mỹ ở châu Á. Trên thực tế, Trung Quốc đang tìm cách thay thế vị thế mang tính chủ đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương, cho tới toàn cầu.

3. Vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong vành đai châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược - nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á - có đường lãnh hải dài và chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, Việt Nam chiếm vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra khắp châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của các nước lớn trong khu vực cũng như đóng vai trò cầu nối hữu ích giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng các nước đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của khu vực. Đặc biệt, kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn, trong đó, đáng lưu ý là Hội nghị cấp cao ASEAN 1996, Hội nghị cấp cao Cộng đồng Pháp ngữ 1997, Chủ tịch ASEAN năm 1998, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC-16) năm 2006, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Á - Âu (ASEM) năm 2007 và đặc biệt là gánh vác vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 bao gồm cả trọng trách 2 lần Chủ tịch luân phiên của Hội đồng và Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc khoá 2009. Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đóng góp cho các vấn đề quan trọng giúp các quốc gia Đông Nam Á triển khai thành công nhiều lĩnh vực hợp tác bản lề.Trong vai trò Chủ tịch ASEANnăm 2010, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò của mình khi tham gia các diễn đàn quốc tế quan trọng như Hội nghị Bộ trưởng ngọai giao ASEAN – EU, Hội nghị ASEAN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á. Việt Nam không chỉ đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trên các diễn đàn đối thoại toàn cầu mà còn đóng góp rất nhiều vào sự thành công trong việc tổ chức các hội nghị cấp cao của ASEAN, các hội nghị chuyên ngành và nhiều hoạt động cộng đồng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.Vai trò của Việt Nam sẽ nổi lên như một người chơi chiến lược ở tầm trung trong các vấn đề khu vực. Việt Nam cần mối quan hệ đa phương tốt để cân bằng các nước lớn, bảo đảm chính sách đối ngoại đa phương.

Việt Nam chính thức gia nhập Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 năm 1998. Mặc dù không phải là thành viên sáng lập ra APEC và trình độ phát triển còn thấp so với nhiều nền kinh tế APEC khác, nhưng Việt Nam đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực cho nhiều hoạt động hợp tác của APEC với tinh thần trách nhiệm cao, chủ động tham gia các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và quá trình tự do hóa thương mại của APEC. Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào một số kế hoạch hành động tập thể, đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất nhiều dự án được chấp thuận. Việc tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị cấp cao APEC-16 năm 2006 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc Việt Nam tổ chức chu đáo trên 100 sự kiện lớn, nhỏ, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh và nhiều hội nghị cấp bộ trưởng, đã thể hiện sự lớn mạnh cả về thế và lực của đất nước, giành được sự tin tưởng và tôn trọng của bạn bè quốc tế. Thành tựu APEC-16 đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu Bogo cũng như liên kết kinh tế khu vực được ghi nhận. Ở cấp độ đa phương, APEC đã nỗ lực thúc đẩy Vòng đàm phán Đô-ha và chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Ở cấp độ khu vực, APEC đã tạo nên một diện mạo mới cho môi trường kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương. Các chương trình thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, cải cách cơ cấu, kết nối dây chuyền cung ứng... đã góp phần quan trọng làm cho hàng hóa, dịch vụ, lao động và đầu tư giữa các thành viên được di chuyển tự do và thuận lợi hơn. Việc tổ chức thành công APEC-16 làm cho Việt Nam được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực mà cả ở tầm quốc tế. Cùng với việc trở thành thành viên của WTO (tháng 1-2007) và vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 7-2008), vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế được đẩy lên tầm cao mới. APEC cũng là nơi để Việt Nam đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ tuyên bố cấp cao tại Hội nghị APEC Peru 2008, thúc đẩy sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, tiến hành cải tổ cơ cấu, cải thiện an ninh lương thực và xử lý hài hòa những vấn đề xã hội trong quá trình toàn cầu hóa.

Không chỉ có vai trò quan trọng về chính trị, Việt Nam nằm trong top 2 nước (cùng với Trung Quốc) dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt khoảng 7% - 8% liên tục trong 25 năm qua. Trao đổi thương mại với thế giới tăng bình quân 15 - 20%. Việt Nam đã giải quyết thành công vấn đề an ninh lương thực, vươn lên xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2010, Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia Đông Nam Á (cùng với Phi-líp-pin) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất, khoảng 7%. Thành tựu này có phần đóng góp quan trọng của nỗ lực hội nhập quốc tế ở mọi tầng nấc của Việt Nam. Mặc dù mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nước láng giềng Trung Quốc, song công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã thành công hơn Trung Quốc rất nhiều. Việt Nam đã có bước tiến dài trong công cuộc giảm tỉ lệ hộ nghèo, có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong công cuộc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Thành tựu của Việt Nam được Cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ và đánh giá cao. Thành công về kinh tế và sự ổn định về chính trị đã biến Việt Nam thành điểm đến của nhiều công ty đa quốc gia, các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB) và cả các công ty du lịch. Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về phát triển kinh doanh đối với các công ty nước ngoài. 83% các công ty đa quốc gia tuyên bố sẽ tăng hoặc duy trì tỉ lệ đầu tư của họ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam là một thực thể quan trọng có vai trò ngày càng tăng trong cộng đồng ASEAN. Các nỗ lực của Việt Nam đã góp phần biến ASEAN thành một nhân tố quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới. Việt Nam đã quyết định tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách thành viên chính thức, và sẽ tiếp tục tham gia đàm phán Hiệp định này với tinh thần chủ động và tích cực. Gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đã giúp làm xích lại gần nhau giữa 2 nhóm nước ASEAN 6 (ASEAN cũ) và ASEAN mới (Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma), đóng góp vào sự trưởng thành của ASEAN, từ đó, tạo nên những bước tiến của liên kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2003, ASEAN nhất trí xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và cũng là lúc ý tưởng xây dựng Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương được nhen nhóm. ASEAN giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - đây là cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thập kỷ qua, ASEAN đã thiết lập một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do với hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân. Hợp tác giữa ASEAN với các đối tác lớn khác như Mỹ, Nga, châu Âu…đang đi vào chiều sâu. Tóm lại, ASEAN có vai trò quan trọng trong khu vực và với vai trò là chủ tịch ASEAN, Việt Nam ngày càng quan trọng trên thế giới.

Điều đáng chú ý là, bối cảnh quốc tế và khu vực vừa qua khiến cho Việt Nam triển khai thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đảm nhiệm tốt được vai trò của mình, thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Thứ nhất, Việt Nam đã tổ chức được 14 hội nghị cấp cao với các cường quốc lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc… trong khoảng thời gian khá ngắn (hơn 2 ngày) - một kỷ lục mới, chưa từng có trong lịch sử ASEAN. Hội nghị đã thông qua bản Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN - là thỏa thuận quan trọng thứ hai (chỉ sau Hiệp định Thương mại tự do FTA năm 1992) trong thúc đẩy liên kết và phát triển kinh tế khu vực.

Thứ hai, Việt Nam đã giữ vững được tăng trưởng kinh tế suốt 25 năm qua với mức tăng trưởng khá cao đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế toàn khối ASEAN, xứng đáng nhóm đứng đầu về thành tựu phục hồi kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương. Từ đó, các hoạt động và chương trình làm việc của ASEAN với các bên đối thoại được tăng lên gấp nhiều lần, nâng cao vị thế của Việt Nam như là một cường quốc kinh tế mới trong khối.

Thứ ba, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị đầu tiên các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) có sự tham gia của lãnh đạo quan chức quốc phòng cao cấp nhất của tất cả các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc..). Hội nghị này là một Diễn đàn an ninh mới, bổ trợ cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong việc giải quyết các thách thức an ninh chủ yếu của khu vực. Đây là hội nghị cấp cao thành công nhất, mở ra hướng giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.

Thứ tư, Việt Nam đã cùng với các quốc gia khu vực phối hợp thông qua qui chế ứng xử biển Đông làm cơ sở để giải quyết các vấn đề trên biển, góp phần vào ổn định chung khu vực theo hướng gác tranh chấp, cùng khai thác.

Thứ năm, Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Ký kết 2 Thỏa thuận tăng cường hợp tác với Lào, Cam-pu-chia và 3 Hiệp định hợp tác về năng lượng với Nga trong Hội nghị cấp cao ASEAN 17 (tháng 10-2010).

Bối cảnh quốc tế trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 sẽ có nhiều thời cơ đan xen với thách thức. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn là khu vực phát triển năng động, trong đó, Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Bên cạnh đó Mỹ cũng có điều chỉnh quan tâm nhiều đến khu vực. Là thành viên trong ASEAN, một mặt Việt Nam cần tiếp tục đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, mặt khác với vị trí địa lí của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung ở trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tận dụng tạo nên một tam giác năng động giữa Trung Quốc, Mỹ và ASEAN./.

1, Toward Sustainable Growth in the Asia Pacific Region: Japan’s Responsibilities as Host country for APEC 2010, Nippon Keidanren, 15-10-2010.

2, Ajay Chhibber, Jayati Ghosh and Thangavel Palanivel (2009), The Global Financial Crisis and the Asia Pacific Region, UNDP Regional Centre for Asia and the Pacific.

3, Ralph A. Cosa, Brad Glosserman, Michael A. McDevitt (2009), The United States and the Asia Pacific Region: Security Strategy for the Obama Administration, Center for A New American Security (CNA).

4, Nguyễn Đức Thắng (2008), Châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Tạp chí Cộng sản số 14 (158), 2008.

Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; Hán Việt: Trung Quốc; bính âm: Zhōngguó; Wade-Giles: Chung-kuo; phát âmⓘ) là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, từ cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Hoa cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.

Tuy nhiên từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Chiến tranh thế giới thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung Quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu Quốc. Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia Trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh[1][2].

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Trường Giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vào thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của "Trung Quốc mới". Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên "nhà Tần" (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc của từ này.

Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na và dùng từ thế kỷ XIX, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.

Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ XX và XXI; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo ranh giới các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.

Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya và Ai Cập Cổ đại, tự tạo ra chữ viết riêng.

Triều đại đầu tiên theo các thư tịch lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ đá mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XII TCN. Nhà Thương bị nhà Chu lật đổ (thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các công hầu bá tước; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều nước chư hầu đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi triều đình nhà Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ VII và XIV, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh của người Mãn Châu sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Vào thế kỷ thứ XVIII, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ XIX trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.

Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo Hồi giáo, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,Từ Hi Thái hậu lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hợp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hợp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Bồ Đào Nha đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía đông nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 1997 và 1999. "Trung Quốc" trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.

CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.

Trước khi nhà Tần thống nhất vào năm 221 TCN, "Trung Quốc" chưa hề tồn tại như một thực thể gắn kết. Văn minh Trung Quốc hình thành từ nhiều văn minh các nước khác nhau, các nước này do các vương, công tước, hầu tước, hay bá tước trị vì. Mặc dù vẫn có một ông vua nhà Chu nắm giữ quyền lực trung ương trên danh nghĩa, và chủ nghĩa bá quyền đôi lúc có ảnh hưởng nhất định, trên thực tế mỗi nước là một thực thể chính trị độc lập. Đây cũng là thời điểm mà triết lý Nho giáo cũng như tư tưởng của các triết gia khác có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng chính trị-triết lý Trung Quốc.

Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là hoàng đế và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền quan liêu được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các vương quốc, công quốc, hầu quốc, và bá quốc. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. Hoàng đế nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là quan đại thần. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, hoạn quan, hay họ hàng hoàng đế.

Quan hệ chính trị với các nước chư hầu xung quanh được củng cố thông qua các hình thức kết hôn với người hoàng tộc nước ngoài, hỗ trợ quân sự, điều ước, và ràng buộc về chính trị (trên danh nghĩa phải chịu thần phục và thụ phong vương nếu không sẽ bị cấm vận hoặc chịu họa chiến tranh).

Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử. Tiếng Trung Quốc khi đó là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản của triều đình, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Châu cũng được coi là ngôn ngữ chính thức dùng trong văn thư của triều đình.

Vào 1 tháng 1 năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) được thành lập, sự chấm dứt của Đế chế nhà Thanh. Tôn Trung Sơn và [nhóm] lãnh đạo Quốc Dân Đảng được công bố là tổng thống lâm thời của Nhà nước cộng hòa. Tuy nhiên, Viên Thế Khải, cựu đại thần nhà Thanh đào ngũ theo cách mạng, sau đó đã thương thuyết để Tôn Dật Tiên bước sang bên nhường quyền cho họ Viên. Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống, sau đó xưng đế; tuy nhiên, ông ta chết sớm trước khi thực sự nắm trọn vẹn quyền lực trên khắp Trung Hoa.

Sau khi họ Viên sụp đổ, Trung Quốc lại phân rã về chính trị với một chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận nhưng không có thực quyền. Các Thủ lĩnh quân sự địa phương ở các vùng khác nhau thực sự nắm quyền lực trong vùng đất cát cứ của họ.

Vào cuối thập niên 1920, Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã tái thống nhất Trung Quốc và dời đô về Nam Kinh đồng thời thi hành kế hoạch cải tổ chính trị do Tôn Trung Sơn vạch ra nhằm đưa Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, dân chủ. Cả Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng đều chủ trương chế độ đơn đảng và chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Lenin.

Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan quân Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, xóa bỏ Chính quyền Mãn châu quốc, bàn giao lại Vua Phổ Nghi cho phía Cộng sản Trung Quốc và qua đó xóa bỏ cố gắng cuối cùng của giới quý tộc nhà Mãn Thanh ly khai nhằm giành độc lập dân tộc cho người Mãn.

Năm 1947, hiến pháp THDQ ra đời nhưng do nội chiến giữa hai phe Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng nên trên thực tế hiến pháp này không được đưa vào thực thi trên đại lục Trung Quốc.

Đầu năm 1950, ĐCSTQ đánh bại QDĐTQ và chính phủ THDQ phải dời ra đảo Đài Loan. Vào cuối thập niên 1970, Đài Loan mới bắt đầu thực hiện đầy đủ kiểu chính trị dân chủ đại diện đa đảng với sự tham gia tương đối tích cực của mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên không như xu hướng của các nền dân chủ khác là phân chia chính trị theo hai thái cực bảo thủ-tự do, phân chia hiện tại ở THDQ chủ yếu là thống nhất với Trung Quốc về lâu dài hay là theo đuổi một nền độc lập thực sự.

Trong khi đó tại Đại lục, Mao Trạch Đông, lãnh tụ của ĐCSTQ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Chính quyền này kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, kể từ sau 1978, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và văn hóa. Đặc biệt là sự thay đổi về chính sách đối ngoại, từ chỗ chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách đàm phán thương lượng, tạo sự tin cậy vào "sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" để hướng tới một nước lớn, tuân thủ pháp luật quốc tế và là nhân tố hòa bình ổn định an ninh khu vực.

Hầu như 67% diện tích Trung Quốc là cao nguyên và núi cao; ở phía tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng chiếm hơn 25% diện tích đất nước. Tuy độ cao trung bình của cao nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề mặt có các hồ nằm rải rác đó đây các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m. Trong số 12 đỉnh núi cao nhất thế giới, Trung Quốc có đến tám đỉnh. Dọc theo ven rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy núi Côn Luân. Ven ría phía nam là dãy Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn), tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Các đỉnh núi cao có tuyết phủ quanh năm. Băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kì thú.

Chỉ gần 25% lãnh thổ Trung Quốc nằm ở độ cao dưới 500m. Bình nguyên Hoa Bắc, chủ yếu nằm thấp hơn dưới 100m, là khu vực đất thấp rộng nhất ở Trung Quốc. Đồng bằng này được tạo thành bởi phù sa lắng đọng của Hoàng Hà. Các đồng bằng thấp khác của Trung Quốc chỉ có ở dọc trung lưu, hạ lưu Trường Giang và ở một vùng châu thổ có diện tích nhỏ hơn nhiều là châu thổ Châu Giang.

Khu vực tây - bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc, chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ven rìa phía bắc sa mạc này. Một số thương gia đã bị lạc trong hành trình vì bão cát và cái đói khát làm cho họ hoang mang.

Trung Quốc có nhiều sông, nhưng cho đến nay Trường Giang và Hoàng Hà vẫn là những con sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và có dòng chảy nhìn chung đổ về phía đông.

Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380 km. Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của Trường Giang trải rộng từ Nam Kinh đến biển Hoa Đông.

Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464 km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy cao nguyên Hoàng Thổ. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển. Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn phù sa. Ở hạ lưu lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của bình nguyên Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc hai bên bờ Hoàng Hà.

Hoàng Hà đổ ra biển ở Bột Hải, tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và nông nghiệp; khi đã mất mùa thì nạn đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."

Vào thời nhà Chu, lãnh thổ Trung Quốc chỉ là vùng đất quanh Hoàng Hà. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lãnh thổ đã mở rộng tối đa về xung quanh, nhất là vào thời nhà Đường, Nguyên, và Thanh. Nhà Thanh thì lấy luôn các vùng đất thuộc Viễn Đông Nga và Trung Á ngày nay (phía tây Tân Cương).

Người Trung Quốc thường coi hoàng đế Trung Quốc là bá chủ thiên hạ và các dân tộc "man, di, nhung, địch" xung quanh là chư hầu. Do vậy, một số quốc vương các nước xung quanh cùng với thái thú các địa phương thường phái sứ thần sang triều cống cho các Hoàng đế Trung Quốc để tỏ ý chịu sự ràng buộc của nước lớn, vua tiểu quốc chỉ có được tính chính danh khi được hoàng đế Trung Quốc phong vương. Kể từ cuối thế kỷ XIX, những quan hệ kiểu này đã không còn tồn tại nữa do Trung Quốc đã mất đi uy lực bá chủ của mình.

Nhà Thanh sau đó đã sáp nhập quê hương của họ (Mãn Châu) nằm ở phía bắc ngoài Vạn lý trường thành là ranh giới với Trung Quốc bản bộ vào Trung Quốc. Năm 1683 sau khi Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công lập nên tuyên bố đầu hàng, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã bị sáp nhập vào đế chế nhà Thanh. Ban đầu Đài Loan chỉ được coi như một châu, sau đó thành hai châu và sau nữa thành một tỉnh. Sau đó Đài Loan được nhường cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1895. Kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần hai năm 1945, Nhật Bản mất chủ quyền lãnh thổ hòn đảo này theo Hiệp ước San Francisco, và chủ quyền quần đảo này thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau này, chủ quyền Đài Loan luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa CHNDTH và những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan.

Các đơn vị hành chính cấp cao của Trung Quốc thay đổi tùy theo từng chế độ hành chính trong lịch sử. Đơn vị cấp cao gồm có đạo hay lộ và tỉnh. Dưới đó thì có các phủ, châu, sảnh, quận, khu và huyện. Cách phân chia hành chính hiện nay là địa cấp thị hay thành phố trực thuộc tỉnh (cấp địa khu), huyện cấp thị hay thành phố cấp huyện, trấn hay thị trấn và hương, tương đương cấp xã ở Việt Nam.

Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại vùng đất trung tâm lịch sử của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là Trung Quốc bản thổ (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Nhiều triều đại còn thể hiện tư tưởng bành trướng khi đánh chiếm các vùng đất xung quanh như như Nội Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, và Tây Tạng. Nhà Thanh do người Mãn Châu lập ra cũng như các chính thể sau đó là Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng củng cố việc sáp nhập các lãnh thổ này vào Trung Quốc. Biên giới chia cắt các lãnh thổ này trước đây tương đối mơ hồ và không gắn với cách phân chia hành chính hiện nay. Trung Quốc bản bộ thường được coi là bao bọc bởi Trường Thành và dọc theo viền cao nguyên Thanh Tạng; Mãn Châu và Nội Mông Cổ nằm ở phía bắc của Vạn Lý Trường Thành, và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc biên giới lịch sử của Mãn Châu quốc vào Chiến tranh thế giới thứ hai; ranh giới của Tân Cương vẫn là Khu tự trị dân tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng. Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền Bắc và Nam, với ranh giới địa lý là sông Hoài và dãy Tần Lĩnh.

Tại Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lập lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại tộc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc nói chung.

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,43 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 7.45 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 19% loài người đang sinh sống.

Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,43 tỉ người hiện nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.

Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là các phương ngôn của tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ XX, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.

Tại Trung Quốc, tín đồ của các tôn giáo không được xác định rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như kết hợp với Phật giáo và Đạo giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:

Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90. Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người.

Người Trung Quốc cũng chế ra nhiều nhạc cụ, như cổ tranh, sáo, và nhị hồ, và được phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, đặc biệt những vùng trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Sanh là một thành phần cơ bản trong các loại nhạc cụ có giăm kèm tự do (free-reed instrument) phương Tây.

Chữ Trung Quốc có nhiều biến thể và cách viết trong suốt lịch sử Trung Quốc, và đến giữa thế kỷ XX được "giản thể hóa" tại đại lục Trung Quốc. Thư pháp là loại hình nghệ thuật chính tại Trung Quốc, được nhiều người xem là trên cả hội họa và âm nhạc. Vì thường gắn với chủ nhân là những quan lại-học giả ưu tú, nên những tác phẩm thư pháp sau đó đã được thương mại hóa, trong đó những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng được đánh giá cao.

Trung Quốc có nhiều phong cảnh đẹp và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm lớn của nghệ thuật Trung Quốc. Xem chi tiết trong bài Hội họa Trung Quốc.

Thư pháp và bồn tài đều là những loại hình nghệ thuật có độ tuổi hàng nghìn năm đã được phổ biến sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Trong hàng thế kỷ, sự tiến bộ kinh tế và xã hội Trung Quốc có được là nhờ chất lượng cao của khoa cử phong kiến. Điều này dẫn tới chế độ lựa chọn nhân tài, mặc dù trên thực tế chỉ có đàn ông và những người có cuộc sống tương đối mới có thể tham dự các kỳ thi này, cũng như đòi hỏi một sự học hành chuyên cần. Đây là hệ thống khác hẳn so với hệ thống quý tộc theo huyết thống ở phương Tây. Các kỳ thi này đòi hỏi các thí sinh phải viết các bài luận cũng như chứng minh khả năng thông hiểu các sách vở kinh điển của Nho giáo. Những người vượt qua được kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các tiến sĩ. Học vị tiến sĩ có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các nước xung quanh.

Văn học Trung Quốc đã có một lịch sử phát triển lâu dài do kỹ thuật in ấn có từ thời nhà Tống. Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu được viết bằng bút lông (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành. Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng giáp cốt văn tới các chỉ dụ nhà Thanh, được phát hiện mỗi ngày.

Các triết gia, tác gia và thi sĩ Trung Quốc phần lớn rất được coi trọng và có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phổ biến văn hóa của Trung Quốc. Một số học giả khác, cũng được ghi nhận vì dám xả thân cho quyền lợi quần chúng cho dù có trái với ý của chính quyền.

Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn. Đây được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh như bàn tính, cung tên, bàn đạp ngựa, sơn mài, bánh lái, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy.

Những địa hạt nghiên cứu kỹ thuật khác: