Mẫu Co Form E Hợp Lệ

Mẫu Co Form E Hợp Lệ

CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

Thủ tục xin cấp CO mẫu E cho hàng XK

Với hàng xuất khẩu, thì bạn sẽ quan tâm đến thủ tục xin cấp ℅ như thế nào, tại đâu, hồ sơ ra sao. Tôi sẽ tóm tắt những mục chính dưới đây. Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hơn, thì vào đường link tôi đặt cạnh nội dung tương ứng nhé.

Tham khảo thêm về cách thức, địa điểm, hồ sơ xin cấp CO form E tại đây.

Nói về CO form E là một chủ đề khá dài nhưng cũng khá thú vị. Trên đây tôi đã nêu những nội dung chính liên quan. Hy vọng những nội dung này giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục liên quan.

Nguồn: https://www.container-transportation.com/co-form-e.html

Các văn bản pháp luật liên quan:

CO Form E viết tắt của Certificate of Origin Form E là chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc theo hiệp định ACFTA dùng để giảm thuế nhập khẩu.

Hiệp định ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area) là một hiệp định thương mại được kí kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc được kí kết tại Lào năm 2004 nằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

Các khái niệm quá hàng lâm Vngrow sẽ không nói đến, mục đích của việc xin CO Form E là để giảm thuế nhập khẩu.

CO Form E được chấp nhận khi đáp ứng các tiêu chí xuất xứ về hàm lượng giá trị khu vực.

Căn cứ mục 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương quy định:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở Ô số 11 của C/O

Ghi tỉ lệ phần trăm thực tế hàm lượng giá trị khu vực ACFTA, ví dụ “RVC 40%”

Vngrow sẽ giải thích đơn giản từng tiêu chí:

Nhập khẩu hàng Trung Quốc được ưu đãi thuế rất nhiều khi có C/O Form E. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất khi nhập khẩu hàng Trung Quốc là bị bác CO, không được hưởng thuế ưu đãi do nhà nhập khẩu bị nhầm lẫn giữa 2 loại CO uỷ quyền và CO 3 bên.

Vngrow sẽ dùng 3 bộ chứng từ cho 3 loại C/O Form E thường gặp để bạn tham khảo.

Bạn mua hàng từ Trung Quốc, người bán cấp C/O Form E cho bạn. Thông tin trên C/O, Invoice, Packing List và Bill of lading là giống nhau.

Trường hợp lô hàng có rất nhiều mặt hàng, khai gộp tên hàng và HS

Trong thực tế thương mại, nhiều trường hợp, trong một lô hàng có các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS và trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng, về vấn đề này ngày 23/10/2018, Cục Giám sát quản lý – Tổng cục hải quan có công văn số 3380/GSQL-GQ4 ngày 23 tháng 10 năm 2018 gửi một doanh nghiệp trả lời về vấn đề này như sau:

“việc các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS nhưng tại ô số 7 trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng của hàng hóa nhập khẩu là chưa phù hợp với quy định”

Tuy đây là văn bản dưới Luật và là công văn gửi cho một công ty cụ thể, tuy nhiên, các doanh nghiệp nên lưu ý để không mắc phải vấn đề này.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý: Theo quy định tại công văn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 của Tổng cục hải quan, V/v Hướng dẫn một số điểm của TT 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37, điểm 8: Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng.

Tại Công văn 585/TCHQ-GSQL ngày 31 tháng 1 năm 2019, giải đáp việc gộp các mặt hàng có cùng mã HS, cùng tiêu chí xuất xứ nhưng khác nhau về ký mã hiệu, kích cỡ, model,.. thì CO vẫn hợp lệ

Tiếp nhận Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form E

Khi người đề nghị cấp CO nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản. Lập giấy biên nhận bộ hồ sơ và giao cho người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp CO yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ này hoặc khi người đề nghị cấp CO yêu cầu.

Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng không được hưởng ưu đãi

Điểm 3, điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương quy định: Trong trường hợp một C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, việc vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên C/O mẫu E. Điểm b khoản 1 Điều 18 có thể được áp dụng đối với những mặt hàng có vướng mắc.

Do đó, nếu trong lô hàng của bạn có nhiều mặt hàng trên C/O form E nhưng có mặt hàng không đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế thì không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

Phía dưới là 13 ô nội dung về thông tin

Đối với Doanh nghiệp, người đăng ký có những thông tin bắt buộc phải quan tâm. Và những ô của bên cung cấp Giấy xác nhận, không phải để ý quá nhiều.

Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).

Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu).

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính:

Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa. Gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu.

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ. Đây là tiêu chí cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến tính hợp lệ của Form E. Cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.

Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.

Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB. Do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng hạn CIF. Thì không được lấy ngay vào ô số 9 này. Mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này.

Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice. Lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.

Ô số 11: Tên nước xuất khẩu (ví dụ: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM). Địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin cấp CO.

Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó:

Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này.

Ô số 5 & 6: không quan trọng lắm.

Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.

Lưu ý: trên dấu của Trung Quốc lại có chữ FORM A thay vì FORM E. Nhưng điều này là hợp lệ, vì đã có quy định … chấp nhận.

Thủ tục xin cấp CO form E như thế nào?

Các Doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa đều rất cần đến CO form E. Vậy họ chuẩn bị hồ sơ như thế nào, nộp hồ sơ ở đâu và có những gì cần lưu ý khi đi xin cấp CO form E.

Người đề nghị cấp CO chỉ được xem xét cấp CO form E tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân. Sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký Hồ sơ thương nhân. Hồ sơ đăng ký hồ sơ thương nhân bao gồm:

Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp CO. Nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp CO form E. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

Lưu ý: Trong trường hợp đề nghị cấp CO tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây. Người đề nghị cấp CO phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do khôg đề nghị cấp CO tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó. Và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp CO mới đó.

Các trường hợp trước đây đã đề nghị cấp CO form E. Nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại thời điểm đề nghị cấp CO mẫu E.

Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form E gồm:

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp CO có thể yêu cầu người đề nghị cấp CO cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như. Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu, giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán. Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước. Mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Các loại giấy tờ là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận. Sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức. Hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng. Đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.