Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn.
Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn.
Thiết kế và Phát triển Sản Phẩm: Kỹ sư cơ khí thiết kế và phát triển mọi thứ từ máy móc công nghiệp, thiết bị ô tô, đến các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động và đồ gia dụng. Họ sử dụng kiến thức về nguyên lý cơ khí, vật liệu học, và kiểm soát chất lượng để tạo ra các sản phẩm hiệu quả và đáng tin cậy.
Phân tích và Giải quyết Vấn đề Kỹ thuật: Kỹ sư cơ khí thường phải xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất, và vận hành các hệ thống và thiết bị cơ khí.
Nghiên cứu và Phát triển: Họ tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) để cải tiến công nghệ hiện có và phát triển công nghệ mới, từ việc cải tiến hiệu suất năng lượng của máy móc đến phát triển vật liệu mới.
Quản lý Dự án và Sản xuất: Kỹ sư cơ khí thường chịu trách nhiệm quản lý các dự án, bao gồm lên kế hoạch, ngân sách, và giám sát quá trình sản xuất.
Kiểm tra và Đảm bảo Chất lượng: Đảm bảo rằng các sản phẩm và hệ thống cơ khí hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Tối ưu hóa và Cải tiến Quy trình: Cải tiến các quy trình sản xuất và vận hành để tăng hiệu quả, giảm chi phí và tác động môi trường.
Tư vấn và Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho các dự án, các doanh nghiệp, và khách hàng.
Kỹ sư Thiết kế Cơ khí: Thiết kế các thành phần máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống cơ khí cho các ngành công nghiệp như ô tô, máy móc, thiết bị nặng.
Kỹ sư Sản xuất và Chế tạo: Làm việc trong lĩnh vực sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giám sát quá trình lắp ráp và sản xuất.
Kỹ sư Bảo trì và Sửa chữa: Chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp.
Kỹ sư Năng lượng: Tập trung vào việc thiết kế, vận hành, và cải thiện các hệ thống liên quan đến năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo.
Kỹ sư Tự động hóa và Robot: Phát triển các hệ thống tự động hóa và robot cho ngành công nghiệp.
Kỹ sư Chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng.
Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cải tiến công nghệ hiện tại và phát triển công nghệ mới.
Kỹ sư Dự án: Quản lý các dự án liên quan đến kỹ thuật cơ khí, từ lập kế hoạch đến triển khai và giám sát.
Tư vấn Kỹ thuật: Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp và dự án trong lĩnh vực cơ khí.
Giảng dạy và Đào tạo: Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.
Kỹ sư Thiết kế Điều hòa không khí và Làm lạnh: Thiết kế và phát triển các hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) cho các tòa nhà và công trình.
Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi:“Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?”.
Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số, công nghệ CAD/CAM/CNC,… Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Cần Thơ,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.
Ngành Kỹ thuật cơ khí, với đặc điểm đòi hỏi sinh viên phải có tư duy logic, kiến thức khoa học tự nhiên tốt, vì vậy khối thi chắc chắn là khối A00 với 3 môn chính: Toán, Lý, Hóa.
Và chắc chắn nhóm các trường đại học Kỹ thuật sẽ đào tạo ngành này:
Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.
Nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ liên tưởng đến những công xưởng máy móc. Ở đó, người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy tiện, phay, bào, hàn,…. để gia công các vật liệu sắt thép, rồi lắp ráp các chi tiết lại để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ thông tin, ngày nay sinh viên có thể theo học các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí:
Ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng. Từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí ô tô, cơ khí đóng tàu,…. cho đến cơ khí quân sự. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số ngành, nghề cơ khí phổ biến, thường nhật, dễ thấy và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.
Nghề cơ khí hàn, hay thợ hàn là một trong những nghề cần thiết trong quá trình xây dựng, gia công. Nhất là trong xây dựng và sản xuất.
Là một thợ hàn, công việc của bạn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,…. như thang sắt, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.
Công việc thợ hàn đôi lúc cũng cực kỳ nguy hiểm khi bạn thường phải leo trèo, hàn các chi tiết, mối nối sắt ở trên cao, trên các tòa nhà, ở trong các công trình.
Công việc thợ hàn đôi lúc cũng độc hại khi bạn bởi ánh sát phát ra khi hàn cũng như khói bốc lên khi kim loại bị đốt cháy.
Mức lương dành cho thợ hàn cũng vì thế mà khá là cao. Mức lương hàng ngày sẽ dao động từ 350 – 500k/ngày.
Có thể nói, khi kinh tế phát triển, số người giàu ngày càng tăng, ô tô ngày càng đa dạng về mẫu mã, mức giá,… thì việc sở hữu một chiếc ô tô đã không còn quá khó khăn.
Nếu để ý một chút, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy số lượng ô tô lưu thông trên đường ngày càng tăng theo năm tháng.
Đó là một dấu hiệu cho thấy ngành cơ khí ô tô, nghề cơ khí ô tô cũng sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
Là một Kỹ sư cơ khí ô tô, hay Kỹ sư lắp ráp, sửa chữa,… mức lương khởi điểm của bạn có thể dao động từ 7 – 10 triệu. Làm lâu, bạn sẽ nhận mức lương của thợ lành nghề hoặc lên chức quản lý.
Ngoài ra, một số công ty sẽ có chương trình đào tạo cho những kỹ sư tài năng. Họ sẽ có cơ hội được đi học tập, đào tạo ở nước ngoài.
Đúng với tên gọi của nó, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy sẽ nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng.
Theo mô tả công việc của timviecnhanh.com, yêu cầu công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy như sau:
Như vậy, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay ngoài kỹ năng cơ khí còn cần phải có kỹ năng vi tính văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính (Word, Excel, AutuCAD).
Vì những yêu cầu công việc như thế, lương của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy khá là cao. Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 10 – 12 triệu.