Khủng Hoảng Nghĩa Là Gì

Khủng Hoảng Nghĩa Là Gì

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Tọa Đàm S.O.S “KHỦNG HOẢNG TUỔI TRẺ” cùng Shunny Education, Slink và trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chiều ngày 22/11/2018 vừa qua, Shunny Education cùng trung tâm Anh ngữ SLink rất vinh dự được đón tiếp hơn 600 bạn sinh viên của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đến tham dự buổi tọa đàm về chủ đề Khủng Hoảng Tuổi Trẻ Trong buổi tọa đàm này, ngoài chủ đề Khủng Hoảng Tuổi Trẻ, Ms. Daisy Nguyen – một trong những khách mời “đầy quyền lực” của chương trình đã chia sẻ về thực tế đời sống của các bạn du học sinh, những khó khăn và trải nghiệm thú vị mà các bạn học sinh đã vượt qua, góp phần tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho các bạn sinh viên. Đồng thời, chị cũng cung cấp thêm thông tin các chương trình học bổng hiện tại của các trường, những chuyên ngành dễ xin được học bổng. Điều thú vị là, các bạn sinh viên rất chăm chú khi nghe chị chia sẻ về tác dụng của việc học Tiếng Anh đối với thời đại 4.0 và đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến cách giải quyết khủng hoảng tuổi trẻ hiệu quả và thành công nhất. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng vô cùng hào hứng tham gia giao lưu cùng các khách mời – Á hậu Bùi Phương Nga chia sẻ những khó khăn trong quá trình học Tiếng Anh   CEO Nguyễn Hà tâm sự về quá trình học tập và con đường xin học bổng vô cùng gian nan nhưng đã giúp cô thành lập được công ty riêng cùng chuỗi bán hàng quần áo thời trang Một cựu học sinh SLink chia sẻ quá trình thành công với vị trí giám đốc điều hành 1 trong những trung tâm Anh Ngữ SLink lớn nhất Hà Nội dù cô bạn còn rất trẻ tuổi (bạn sinh năm 1998) Để không khí thêm sôi nổi, các bạn sinh viên còn được tham gia Mini Game đoán ý nghĩa viết tắt của từ S.O.S và có cơ hội bốc thăm trúng thưởng tại cuối chương trình.

Các bạn sinh viên đã tụ họp rất sớm tại Hội Trường của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân để check-in và chọn được chỗ ngồi ưng ý cho mình và bạn bè Các bạn học sinh đã đến rất sớm để check-in Các bạn sinh viên đã tụ họp rất sớm tại Hội Trường của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân để check-in Còn chừng 30′ mới diễn ra Tọa đàm nhưng căn phòng đã được lắp đầy chỗ ngồi Chương trình mở đầu với tiết mục văn nghệ nhảy HipHop do các bạn học viên trường Anh Ngữ SLink thực hiện Mở đầu là các tiết mục văn nghệ và nhảy hiphop do các bạn học viên TT Slink biểu diễn Tiếp đến là phát biểu khai mạc buổi tọa đàm do thầy bí thư đoàn trường đại học kinh tế quốc dân  lên chia sẻ và khai mạc   Chị Daisy Nguyen lên giới thiệu về công ty Shunny cũng như giới thiệu bản thân. Bên cạnh đó, chị cũng đưa ra các chiến lược cũng như sản phẩm nổi trội và cơ hội xin học bổng cho các bạn sinh viên   Ở phần đầu chương trình, các bạn sinh viên được tham gia 1 Mini Game đoán từ viết tắt của chữ S.O.S – Secret of Success (Bí mật của Thành Công). Các bạn sinh viên rất nhiệt tình tham gia đoán chữ. Kết quả, 1 bạn nam đã đoán đúng và giành được học bổng 20 triệu của trường Anh ngữ SLink Á Hậu Bùi Phương Nga chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình học phổ thông cũng như học Tiếng Anh. Rồi câu chuyện về sự tự lập vượt khó của chị khi một mình chuẩn bị để thi hoa hậu, thành công khi học Tiếng Anh tại SLink và đăng quang ngôi vị Á Hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2018. Hơn nữa, với sự tự tin và khả năng ngôn ngữ, chị đã sang Myama tham dự cuộc thi Hoa hậu hòa bình thế giới và vinh dự lọt vào top 10. Cô cũng chia sẻ chi tiết về quá trình học tiếng anh tại slink,môi trường rất thuận lợi,rồi không gian học rất thoải mái, được học thử miễn phí rồi được các thầy cô kèm cặp rồi tham gia các buổi dã ngoại du lịch miễn phí. Ms Bùi Phương Nga – Á hậu 1 Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 CEO Nguyễn Hà nói về quá trình cố gắng học tập thời phổ thông, sự chuyển mình của chị khi tham gia các cuộc thi tầm cỡ Quốc tế. Kết quả, chị xuất sắc nhận được học bổng toàn phần 35.000 USD của Đại Học Anh Quốc. Sau nhiều nổ lực, hiện tại, chị Hà có được rất nhiều mối quan hệ trong kinh doanh, giúp sự nghiệp của chị ngày càng phát triển. Chị sở hữu 1 công ty riêng cùng chuỗi bán hàng quần áo thời trang. Đặc biệt hơn nữa từ một cựu học sinh của slink thì đến ngày hôm nay bạn ấy đã trở thành giám đôc điều hành 1 trong những trung tâm anh ngữ lớn nhất của slink tại hà nội.có chia sẻ những trải nghiệm thực tế của cuộc sống khi phải du học bên đất nước bạn xa xôi.rồi những khó khăn gặp phải,rồi các cách giải quyết các khủng hoảng khó khăn như thế nào bạn ấy sinh năm 1998 mới 20 tuổi nhưng đã thành công ngoài mong đợi nên có rất nhiều bạn trẻ sinh viên ngưỡng mộ và muốn bạn chia sẻ cụ thể chi tiết hơn nữa Cuối cùng là chia sẻ của chị Daisy Nguyen về thực tế cuộc sống khi các bạn đi du học ở nước ngoài. Chị rất tận tình và chia sẻ rất chi tiết về cách ăn uống, khí hậu cũng như phong tục tập quán của nhiều nước, góp phần giúp các bạn sinh viên đỡ bỡ ngỡ. Đồng thời, chị cũng cung cấp thêm thông tin các chương trình học bổng hiện tại của các trường, những chuyên ngành dễ xin được học bổng. Điều thú vị là, các bạn sinh viên rất chăm chú khi nghe chị chia sẻ về tác dụng của việc học Tiếng Anh đối với thời đại 4.0 và đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến cách giải quyết khủng hoảng tuổi trẻ hiệu quả và thành công nhất. Ms Daisy trả lời những câu hỏi mà các bạn học sinh đang thắc mắc và cần được giải đáp   Tiếp đến là trò chơi nhanh tay đoán chữ, dành tặng học bổng cho 3 bạn nhanh tay đoán đúng và nhanh nhất đáp án của 10 câu hỏi Kết thúc chương trình là phần bốc thăm may mắn và chụp hình lưu niệm. Buối tọa đàm đã kết thúc tốt đẹp vào 21h cùng ngày. . 3 vị khách mời quyền lực cùng nhau chụp tấm ảnh kỉ niệm

Có nhiều bạn comment và inbox cho tôi hỏi vụ khủng hoảng truyền thông của mấy cô giáo elight bị tố phát âm sai nên xử lý cách nào?

Tôi đã có clip chia sẻ cách học tiếng Anh của cá nhân mình, vì tôi thực sự bức xúc với thông điệp “phát âm chuẩn” mà hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ đang bám víu vào để kiếm tiền.

Đó là một cách làm bẩn thỉu và trơ trẽn. Nếu không muốn nói là lừa đảo!

Tôi tái khẳng định một lần nữa, không có khái niệm nào gọi là tiếng Anh chuẩn hay tiếng Việt chuẩn. Đừng ai vỗ ngực cách phát âm của mình là chuẩn (kể bả người bản xứ), trừ khi khái niệm chuẩn được quy định trong hiến pháp.

Và những trung tâm như elight nên xác định rõ thế này, nếu không phải là Dan, thì cũng sẽ có một ai đó vào một ngày nào đó khiến các bạn phải muối mặt nếu vẫn còn bám víu vào cái khái niệm “phát âm chuẩn” để kiếm tiền.

Đánh đu trên một cái cây làm bằng bong bóng thì sớm muộn cũng sẽ biêu đầu. Tự mình vả vào mặt mình chứ ai tố cáo?

Thật đáng buồn là dường như trong sâu thẳm suy nghĩ của các bạn elight vẫn rất tôn thờ chữ “chuẩn”. Vậy nên các bạn rất nhanh vơ luôn cái sự thật hiển nhiên đó thành… lỗi của mình! Một cách vô cùng quái dị.

Clip của Dan (tôi bỏ qua yếu tố nước trong hoặc nước ngoài mà một số thành phần hâm dở nói về tự tôn dân tộc) chỉ đề cập một sự thật hiển nhiên: giáo viên elight nói những câu mà người ta nghe không được.

Nghe không được là nghe không được, đó đâu phải là lỗi của elight?

Tôi thường nói với các bạn Nghệ An, Hà Tĩnh của mình rằng hãy nói chuyện với tôi bằng chất giọng quê hương của chính các bạn vì tôi thấy nó rất “đáng yêu”.

Đáng yêu, không đồng nghĩa với việc tôi nghe được. Thậm chí, đứng trước hai bạn ở Quảng Bình nói chuyện tôi còn không nghe được họ nói gì. Vậy bạn tôi “phát âm sai” hay cái tai tôi có lỗi?

Tôi không hiểu vì một lý do bí ẩn nào đó mà các cô giáo elight phải bù lu bù loa lên khóc lóc và… giải thích? Rồi mang giọng vùng miền ra, xin lỗi, như thực hiện tấu hài, khiến người xem thấy vô cùng giả tạo.

Tại sao không gạt cái clip của ông Dan đó ra khỏi mối bận tâm rồi mời hai ông bà tây khác lên livestream nói chuyện. Nói về bất cứ điều gì các cô muốn và các cô thấy tự tin, để chứng minh cho học trò của các cô thấy các cô có khả năng giao tiếp bình thường (hoặc đôi khi hơi chuệch chọac một chút cũng được) với nhiều người tây khác?

Các cô tự đặt ra cái bẫy về sự “chuẩn” rồi tự vấp vào cái bẫy do bản thân đã giăng ra.

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp.

Nếu cái cô khóc khóc rồi mang giọng Nghệ An ra ăn xin lòng thương hại kia cố nói giọng “Hà Nội chuẩn”, hãy thử vào Sài Gòn đi mua giá (đỗ) sẽ thấy có đôi lần người ta đưa cho cô (cây) sả; nếu gọi sữa sẽ đôi lúc được trái dừa.

Hãy thử đi để hiểu, và đừng cố tìm một cái gì mà các cô coi là “đúng chuẩn”.

Tôi biết có rất nhiều clip các cô làm tốt, nếu không muốn nói là đa số các cô làm tốt. Tôi hoàn toàn không thấy vấn đề gì với khả năng, trình độ, sự nhiệt huyết của các cô cho tới khi thấy cái clip xin lỗi style Vàng Anh đầy giả tạo mà tôi phải thốt lên là “tởm lợm”.

Việc người ta không nghe được các cô nói, không có nghĩa là các cô sai. Ngay cả nếu có ai đó chỉ ra một (vài) clip cô bị sai ngữ pháp – theo kiểu trắng đen – thì tôi cũng thấy bình thường. Nhưng tôi sẽ không bao giờ để con cái, người thân, học viên của mình giao du với những “cô giáo” không trung thực.

Vì giáo viên không cần giỏi như siêu nhân và cũng chẳng cần hoàn hảo (đúng như cô nói ấy), nhưng nếu phát hiện ra cái sai thì phải la làng lên cho học viên mình biết để cô trò cùng tìm phương án sửa sai. Còn một khi đã không trung thực, dư luận có quyền nghi ngờ các cô còn và sẽ giấu diếm nhiều cái sai khác nữa (nếu các cô phát hiện ra).

Các cô đã tự gây ra khủng hoảng cho chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi cho ai và làm ơn đừng khóc (mình là cô giáo chứ có phải diễn viên hay người khóc thuê ở đám ma đâu, có khóc vì buồn thật thì cắt đi cũng được cơ mà).

Hãy dũng cảm, thật dũng cảm vứt bỏ khái niệm “đúng chuẩn” nhố nhăng đi. Đừng tiếp tay cho khái niệm sai trái đấy. Đừng để “1 triệu người Việt” (như sứ mệnh các cô rao giảng) bị tốn thời gian công sức tập luyện nhằm đạt tới một cái chuẩn mơ hồ nào đó nữa.

Tôi nhấn mạnh một lần nữa các cô CHẲNG CÓ GÌ SAI khi ai đó không nghe được các cô nói. Các cô chỉ sai khi… tự nhận mình sai (và diễn trò khóc lóc). Còn nếu một trăm một nghìn clip khác của các cô bị nhặt sạn mà bản thân các cô, học viên của các cô vẫn líu lo giao tiếp thoải mái với các ông bà tây khác; và ĐỪNG TỰ NHẬN MÌNH LÀ CHUẨN thì các cô LUÔN ĐÚNG.

Hãy đứng lên và phải ngẩng cao đầu.

Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Sau khi tình hình kinh doanh SIM rác được chấn chỉnh, lại xuất hiện tình trạng các đầu số tổng đài "dội bom", đeo bám khách hàng. Đáng nói, không ít những cuộc gọi kiểu này có dấu hiệu lừa đảo.

Đưa chúng tôi xem danh sách cuộc gọi đến tràn ngập những đầu số đẹp 028888xx, 0279977xxx, chị N.K, ngụ Q.7 (TP.HCM) bức xúc: "Công việc tôi bận rộn suốt cả ngày không có thời gian nghỉ ngơi nhưng phải nhận rất nhiều cuộc gọi rác dồn dập. Nếu không nghe máy thì cứ bị gọi suốt mà nghe máy thì chỉ là những dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm. Tôi phát cáu vì cả ngày nhận rất nhiều cuộc gọi lạ đeo bám như thế…".

Ngay trong lúc chị N.K đang kể lại bức xúc của mình thì một cuộc điện thoại từ đầu số 02787xxx lại gọi đến. Chị N.K đưa luôn máy cho chúng tôi: "Đó, anh nghe đi, tôi sợ quá rồi. Nghe cũng gọi lại mà không nghe họ cũng gọi". Khi chúng tôi vừa mở nghe thì bên kia tuôn ra một tràng quảng cáo dài về dịch vụ bảo hiểm của công ty B.V. Hơn một phút sau, chúng tôi mới có thể ngắt lời và hỏi lại người này tại sao đầu số 027, 028 lại làm phiền người dùng đến như vậy, cô nhân viên bên đó giải thích rằng đây là tổng đài gọi ngẫu nhiên chứ cô "không sử dụng điện thoại để làm phiền".

Chị N.K kể có lần bực quá, chị mở máy nghe, phía bên kia tự xưng là người của công ty chứng khoán MBS. Khi chị hỏi: "Từ sáng tới giờ số này của em gọi cho chị 7 cuộc rồi, bên MBS nói không đi mời khách thế này, các em là ai vậy?" thì đầu bên kia cúp máy.

Công việc tôi bận rộn suốt cả ngày không có thời gian nghỉ ngơi nhưng phải nhận rất nhiều cuộc gọi rác dồn dập. Nếu không nghe máy thì cứ bị gọi suốt mà nghe máy thì chỉ là những dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm. Tôi phát cáu vì cả ngày nhận rất nhiều cuộc gọi lạ đeo bám như thế.

Tương tự, bận rộn suốt ngày với công việc, cộng thêm phải đưa đón con và nội trợ, chị Hằng Nga, ngụ Q.Tân Phú (TP.HCM) còn vất vả vì luôn phải nghe những cuộc điện thoại lạ không mong muốn. "Chỉ tính riêng hôm qua tôi nhận hàng chục cuộc gọi đến. Công việc của tôi phải tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng, đối tác và còn giao nhận hàng hóa nên bắt buộc phải nghe các cuộc điện thoại lạ. Điều đáng nói là hiện tượng cuộc gọi rác nhưng lại núp bóng nhiều thương hiệu định danh. Ví dụ hôm qua tôi nhận được khá nhiều cuộc gọi có tên định danh "SunTech", nhưng khi bắt máy lên thì người gọi tự xưng là nhân viên công ty chứng khoán MBS mời gọi đầu tư và kêu gọi tham gia hội nhóm để được "thầy" hướng dẫn", chị Nga bức xúc kể.

Một trường hợp khác, anh Mai Khanh, ngụ P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cũng ngán ngẩm khi gặp tình cảnh "dội bom" cuộc gọi rác. Anh kể: "Tôi đang ngủ trưa thì nhận liên tiếp nhiều cuộc gọi, tôi thấy đầu số 028888xxx, thường là những số quảng cáo nên tôi không nghe máy, nhưng đầu số này gọi liên tục, trong vòng vài phút đã gọi hàng chục cuộc, rất phiền phức. Tôi cài ứng dụng TrueCaller để xem ai gọi thì thấy trong đó có những số là nhân viên sales chào mời vay vốn, chứng khoán, bán kỳ nghỉ…".

Cuộc gọi từ đầu số 028888xxx dội bom người dùng cứ mỗi phút là một cuộc gọi

Chị Phan Xuân Thanh, ngụ Q.3 (TP.HCM) cũng khủng hoảng vì bị "dội bom". "Có lần tôi vừa gọt trái cây vừa chờ một cuộc gọi quan trọng thì có số điện thoại lạ gọi đến, tôi vội vàng bỏ dở để nghe nhưng bên kia lại là nhân viên chào mời bất động sản. Mới đây nghe thông tin dẹp nạn SIM rác tôi nghĩ rằng sẽ thoát được tình cảnh bị telesales làm phiền nhưng không ngờ mọi thứ chưa có gì thay đổi, thậm chí số cuộc gọi quảng cáo còn nhiều hơn trước. Rất nhiều cuộc gọi mạo danh công ty chứng khoán MBS hoặc SSI để kêu gọi gia nhập nhóm tư vấn nhưng tôi không có nhu cầu. Thậm chí có lần tôi hỏi thẳng người gọi đến tại sao lại biết số điện thoại của tôi để gọi thì người này ấp úng, trả lời rằng do sử dụng dịch vụ chạy quảng cáo và do tôi có để lại số điện thoại ở đâu đó", chị Thanh bức xúc.

Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia an ninh mạng phân tích: "Người sử dụng điện thoại hiện nay đang là nạn nhân của rất nhiều đối tượng spam, quảng cáo dịch vụ, trong đó có khá nhiều cuộc gọi có ý đồ dẫn dụ để lừa đảo. Trước đây, các đối tượng này sử dụng SIM rác được kích hoạt sẵn thông tin thuê bao, hiện nay thì có khá nhiều công cụ khác như điện thoại thuê bao tổng đài Call Center, hoặc thông qua các ứng dụng OTT.

Đối với đầu số 02888xxx, nhiều người nhầm tưởng đó là số điện thoại bàn, nhưng thực tế đó là dịch vụ tổng đài ảo được cung cấp bởi một doanh nghiệp viễn thông được cấp phép. Dịch vụ này có thể tạo ra hàng nghìn cuộc gọi đồng thời theo chiến dịch với kịch bản là phát file được ghi âm trước, hoặc gọi khách hàng trước rồi kết nối nhân viên sau. Hiểu đơn giản là tổng đài sẽ tự động thực hiện cuộc gọi theo danh sách cung cấp, khách hàng nào bắt máy thì hệ thống mới phân bổ về cho nhân viên trả lời. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều người bị "rải bom" cuộc gọi".

Dịch vụ tổng đài ảo gọi tự động khiến người dùng điện thoại khốn khổ

Để thâm nhập đường dây này, PV Thanh Niên đã trực tiếp trò chuyện với một nhân viên chào mời chứng khoán qua đầu số 0288xxx và được đưa vào một nhóm chat có ký hiệu "G38 - Chiến lược đầu tư thị trường". Nhân viên "từ trên trời rơi xuống" này giới thiệu: "Anh vào nhóm chat sẽ được "thầy" tư vấn cho các mã chứng khoán hiệu quả, bảo đảm có lợi nhuận cao". Nhóm chat này có hơn 100 người, "thầy" ở đây có nickname trùng với tên của một doanh nhân nổi tiếng và sử dụng hình ảnh của nhân vật nổi danh này để làm ảnh đại diện.

Đáng nói, "thầy" tư vấn các mã giao dịch trên một ứng dụng rất lạ lẫm. Xuất hiện song song với nhóm chat, nhiều nhân viên "ảo" khác bắt đầu trò chuyện để gạ gẫm kinh doanh, mục đích là dẫn dụ nạp tiền vào tài khoản để kinh doanh trên sàn ảo do nhóm này lập ra. Để thao túng tâm lý và tạo niềm tin nơi "con mồi", rất nhiều nick ảo khác thường xuyên đăng hình chia sẻ lợi nhuận, khoe thành tích kiếm tiền mỗi ngày và thỉnh thoảng lại đặt câu hỏi để tung hứng, kích thích sự tò mò của những người mới được mời vào nhóm. Vì thế, không ít người đã sập bẫy.

Mới đây, bà D.B.Y, năm nay đã 80 tuổi, ngụ Q.Bình Tân (TP.HCM), liên hệ với Báo Thanh Niên để trình bày một vụ việc có dấu hiệu lừa đảo. Theo đó, các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, bao gồm rất nhiều số có đầu số 0288xx để liên lạc, dụ dỗ bà mua các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng để bán lại kiếm lời. Đang gặp khó khăn về tiền bạc nên bà Y. vay mượn để làm theo hướng dẫn kinh doanh của các đối tượng giấu mặt. Hàng hóa được gửi đến nhà vẫn được bà lưu giữ cẩn thận nhưng không hề được thu mua lại như lời hứa hẹn; bọn chúng thậm chí còn dụ bà Y. mua thêm các loại sản phẩm khác. Đến khi tổng số tiền bỏ ra hơn 100 triệu đồng, bà mới nhận ra đã bị lừa, chẳng những không kiếm được lợi nhuận mà còn bị gánh thêm món nợ vay mượn tiền của người thân.

Trước tình hình tổng đài thực hiện cuộc gọi tự động "rải bom" người dùng và nhiều số điện thoại cá nhân lừa đảo, một số tổ dân phố, công an phường đã phải tạo nhóm cư dân riêng để cảnh báo về các thuê bao có dấu hiệu lừa đảo. Mới đây, nhằm khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã công khai số điện thoại 0844860148, 0943803550 của đối tượng lừa đảo thường xuyên gọi đến yêu cầu kết bạn Zalo để khai thác thông tin cá nhân của người dân.

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 16.5, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), khẳng định: "Chúng tôi đã nắm được phản ánh về tình hình những cuộc gọi quảng cáo từ đầu số tổng đài ảo, trong đó có cả những đối tượng núp bóng lừa đảo. Đối với những đầu số điện thoại hoặc thuê bao đã được các cơ quan chức năng cảnh báo công khai, Cục sẽ chỉ đạo các nhà mạng thực hiện việc khóa ngay những thuê bao này".