Đại dịch Covid-19 ngăn trở những chuyến bay khiến chúng ta khó về thăm nhà. Để nói chuyện với gia đình để biết về tình hình của nhau thì chúng ta có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua mạng xã hội, nhưng những lúc muốn gửi quà, đồ dùng về cho gia đình hoặc tài liệu liên quan đến công việc thì chỉ còn cách là sử dụng dịch vụ chuyển phát quốc tế. Chúng ta cùng tìm hiểu cách gửi hàng và tài liệu về Việt Nam nhé. 〈Nguyễn Việt Hà〉
Đại dịch Covid-19 ngăn trở những chuyến bay khiến chúng ta khó về thăm nhà. Để nói chuyện với gia đình để biết về tình hình của nhau thì chúng ta có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua mạng xã hội, nhưng những lúc muốn gửi quà, đồ dùng về cho gia đình hoặc tài liệu liên quan đến công việc thì chỉ còn cách là sử dụng dịch vụ chuyển phát quốc tế. Chúng ta cùng tìm hiểu cách gửi hàng và tài liệu về Việt Nam nhé. 〈Nguyễn Việt Hà〉
✔︎ Cân nặng: Không quá 30kg ✔︎ Kích cỡ: Cạnh dài nhất không quá 150cm, tổng cộng 3 cạnh (dài, rộng, cao) không quá 3 mét
external link Quy cách đóng gói
Hàng hóa ký gửi qua dịch vụ EMS trọng lượng được tính toán khá sít sao. Bạn có thể chia gói dồ theo khung quy định sát nhất của mức giá để hưởng giá có lợi nhất, nhưng nhớ để chừa lại vài chục gram nhé. Một người bạn tôi khi gửi hàng về Việt Nam, bạn đã căn trọng lượng rất sát. Nhưng sau khi đóng thùng, dán vài vòng băng dính cho chắn chắn, dán nhãn xong thì mức giá nhẩy lên một nấc mới và phải trả thêm tiền.
Vì đặc thù công việc nên tôi rất hay sử dụng dịch vụ của Bưu điện để gửi các giấy tờ sang Việt Nam. Ví dụ muốn gửi tài liệu nặng dưới 500g sang Việt Nam thì giá gửi EMS là 1.400 yên. Nếu gửi qua đường DHL thì phí gửi phải mất 4.000 yên. Gửi tài liệu bằng EMS ta có thể mua phong bì chuyên dụng mất 50 yên hoặc dùng phong bì của mình rồi ra bưu điện khai vào giấy nhãn gửi EMS vào phong bì là xong.
Nhãn gửi EMS (theo trang web của bưu điện)
Tháng 1 năm 2021, tôi mang giấy tờ ra bưu điện gửi EMS và định xin nhãn để điền tại chỗ như mọi lần. Nhưng nhân viên cho biết từ ngày 1/1/2021, thủ tục gửi EMS của Nhật Bản đã có thay đổi.. Tất cả các loại bưu phẩm (hàng hóa giấy tờ) gửi đi một số nước ví dụ như Mỹ phải in nhãn chứ không chấp nhận viết tay như cũ. Đối với các nước khác, nếu viết tay thì khi thông quan sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí có trường hợp bị gửi trả lại nữa.
external link Cách ghi nhãn EMS
Vì không biết việc này nên hôm trước, bạn tôi có tới bưu điện để gửi tài liệu về Việt Nam. Nhưng tới nơi thì nhân viên bưu điện cho biết “Hiện nay gửi EMS đi Việt Nam và các nước khác chúng tôi đã áp dụng hình thức truy vết điện tử nên phiền chị hãy thực hiện việc điền vào nhãn gửi qua điện thoại thông minh hoặc máy tính”. Bạn tôi đành ngồi ở bưu điện tải ứng dụng xuống điện thoại rồi bắt đầu điền nhãn trên điện thoại rồi sau đó thông qua một máy in chuyên dụng đặt ngay tại chỗ, in nhãn ra. Bạn kể “Loay hoay mãi mới làm xong. Mệt ghê. Nhưng sau đó làm vài lần thì cũng quen rồi”.
Để ghi nhãn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, chúng ta cần tải ứng dụng trên trang web “国際郵便マイページサービス” (Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế). Thông qua ứng dụng này, ta có thể tự điền nhãn hoặc các loại giấy tờ khác, sau đó tự in ra dán vào thùng hàng hoặc bì thư. Những thông tin về người gửi hoặc người nhận được lưu lại trên máy tính nên từ lần gửi sau sẽ khá tiện lợi.
external link Trang để đăng nhập “Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế”
Gần đây bưu điện Nhật Bản còn có dịch vụ COOL EMS chuyển phát đồ cần gửi lạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid19 mà hiện nay Bưu điện đang dừng dịch vụ này.
- Xe đạp là mặt hàng cồng kềnh, bởi vậy trước khi mang đi gửi bạn cần đóng gói cẩn thận bằng cách tháo gỡ các bộ phận của xe như: gỡ 2 bánh, tháo bàn đạp của xe, cốt yên …
- Quấn chặt các bộ phần vừa tháo gỡ bằng các loại giấy bọc hàng, giấy xốp bong bóng hoặc giấy gói bubble … sau đó cho vào thùng carton, chèn thêm các vật liệu chống va đạp và dùng băng dính dán lại thùng hàng.
- Khi gửi xe đạp về Việt Nam, bạn cần khai báo thông tin sản phẩm chính xác để vận chuyển hàng hóa được thuận lợi nhất, hạn chế tối đa các phát sinh không đáng có.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách gửi xe đạp từ Nhật Bản về Việt Nam hy vọng sẽ giúp ích bạn để tìm được giải pháp vận chuyển phù hợp với nhu cầu. Để được tư vấn cụ thể hơn, các bạn liên hệ với Shipquocte theo địa chỉ bên dưới:
Khách hàng có thể tham khảo quy trình các bước gửi xe đạp từ Nhật về Việt Nam như sau:
- Bước 1: Liên hệ đến Shipquocte và yêu cầu gửi hàng
Khách hàng liên hệ đến Shipquocte theo số Hotline, live chat, website, fanpage và cung cấp thông tin về chiếc xe đạp muốn gửi như: Số lượng xe, trọng lượng xe, địa chỉ gửi hàng, địa chỉ nhận hàng, số điện thoại liên hệ …
- Bước 2: Tiếp nhận tư vấn và báo giá từ Shipquocte
Shipquocte sẽ tiếp nhận thông tin, hướng dẫn đóng gói, tư vấn cách thức gửi hàng và gửi bảng cước phí vận chuyển cụ thể cho khách hàng. Khách hàng gửi hàng đến địa chỉ văn phòng của Shipquocte tại Nhật Bản. Nếu khách hàng gửi qua các đơn vị chuyển phát nhanh nội địa của Nhật vui lòng chụp lại mã vận đơn và gửi cho Shipquocte để chúng tôi chủ động theo dõi nhận hàng.
- Bước 3: Shipquocte chuẩn bị các thủ tục vận chuyển và chuyển hàng về Việt Nam
Sau khi nhận được đơn hàng tại kho Nhật, Shipquocte sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện các thủ tục chuyển hàng về Việt Nam. Khách hàng theo dõi các thông tin đơn hàng qua tracking number được cung cấp từ Shipquocte.
- Bước 4: Khách hàng nhận hàng và thanh toán cước phí còn lại (nếu có)
Khi đơn hàng vận chuyển xe đạp từ Nhật Bản về đến Việt Nam, Shipquocte sẽ tiến hành thông báo đến khách hàng. Đơn hàng sẽ được khai thác lần hai tại kho của Shipquocte và cân đo lại trọng lượng. Trong trường hợp phát sinh thêm chi phí, khách hàng vui lòng thanh toán cước phí cho Shipquocte.
Đối với các khu vực nhận hàng ở các tỉnh, Shipquocte sẽ gửi hàng qua các đơn vị chuyển phát nhanh nội địa về đến địa chỉ nhà khách hàng. Khách hàng nhận hàng và thanh toán cước phí vận chuyển nội địa cho đơn vị chuyển phát nhanh nội địa đó.
Nếu sinh sống tại Nhật Bản các bạn sẽ nhận thấy khắp mọi nơi trên đất Nhật, từ thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng có bưu điện. Tính đến cuối tháng 7/2021, Nhật Bản có tất cả 23.793 bưu điện, kể cả những địa điểm bưu điện đơn giản, nhận gửi hàng hóa ra nước ngoài.
Bưu điện Nhật Bản, ngoài dịch vụ chuyển phát thư từ, hàng hóa, còn có dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ… Dịch vụ bưu điện được nhiều người nước ngoài ở Nhật sử dụng. Về dịch vụ chuyển phát ra nước ngoài ở Nhật Bản thì ngoài Bưu điện ra, còn có dịch vụ của các hãng chuyển phát nhanh đa quốc gia như Fedex hay DHL tuy nhiên sử dụng dịch vụ này chủ yếu là về giấy tờ thương mại cần nhanh và chi phí cũng khá cao. Vì vậy thông thường người ta hay gửi bằng đường chuyển phát qua bưu điện hoặc các hãng vận chuyển khác như Sagawa, Yamato. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu về dịch vụ chuyển phát quốc tế của Bưu điện Nhật Bản.
Ảnh: Hóa đơn gửi hàng (Theo trang web của Bưu điện Nhật Bản)
Khi gửi hàng hóa chuyển phát quốc tế tại bưu điện cần phải kèm hóa đơn để trình hải quan.
external link Hướng dẫn cách ghi hóa đơn
external link Tải mẫu hóa đơn