Bộ Nội vụ vừa có văn bản số 7968/BNV - CCHC ngày 8/12/2024 gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính. Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức Về định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đối với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ định hướng, đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp; nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy. Đối với cấp phó của người đứng đầu, căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ. Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ. Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới; thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bộ Nội vụ vừa có văn bản số 7968/BNV - CCHC ngày 8/12/2024 gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính. Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức Về định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đối với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ định hướng, đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp; nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy. Đối với cấp phó của người đứng đầu, căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ. Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ. Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới; thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.
1. Về chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chỉ đạo các cấp ủy tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo và Ban Thường vụ Đoan Khối chỉ đạo các tổ chức cơ sở đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đoàn và quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đoàn Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. - Tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên, gắn với các nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn cấp trên. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất giữa cấp ủy tổ chức cơ sở đảng với Ban Chấp hành Đoàn Khối trong việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, của Đoàn cấp trên, của Đoàn Khối ở các tổ chức cơ sở đoàn. - Trực tiếp chỉ đạo tổ chức cơ sở đoàn, tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn Khối đảm bảo sự lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tô chức đảng trực thuộc Đảng ủy Khối. - Tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Khối các văn bản chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong toàn Đảng bộ Khối; thực hiện tốt các quy định của Đảng, Nhà nước và Thường trực Đảng ủy Khối về nguyên tắc thu, chi, quản lý sử dụng các nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước cấp, các nguồn tài chính, vật chất huy động của đoàn viên thanh niên, của các tổ chức, cá nhân đóng góp để phục vụ hoạt động đoàn và phong trào thanh niên. - Thực hiện một số công tác đột xuất theo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Khối. 2. Về tổ chức bộ máy, nhân sự:
Về phía Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có sự tham dự của đồng chí Bùi Thanh Bình – Phó trưởng Ban Tổ chức. Về phía Tỉnh ủy Quảng Ngãi có sự tham dự của đồng chí Đặng Thế Công – Phó phòng Địa phương, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các đồng chí chuyên viên. Về phía Đảng ủy Vietcombank có sự tham dự của đồng chí Vũ Tiến Duật – Phó Bí thư thường trực cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện Văn phòng Đảng ủy, Đoàn thanh niên. Về phía Đảng ủy Khối có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thanh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, các đồng chí trong cấp ủy cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Văn phòng và Đoàn thanh niên. Về phía Đảng bộ Vietcombank Quảng Ngãi có sự tham dự của đồng chí Võ Văn Linh – Bí thư Đảng ủy, các đồng chí trong cấp ủy, các Bí thư Chi bộ trực thuộc, lãnh đạo phòng, Đoàn thanh niên. Về phía Chi bộ Vietcombank Dung Quất có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Đào Tố – Bí thư Chi bộ cùng các đồng chí trong cấp ủy và đại diện Đoàn thanh niên.
Đồng chí Nguyễn Thanh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối phát biểu tại buổi Lễ
Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã công bố Quyết định chuyển giao 02 tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên và đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã công bố Quyết định tiếp nhận 02 tổ chức cơ sở Đoàn, đoàn viên.
Đồng chí Nguyễn Thanh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối đã đánh giá cao kết quả thực hiện trong công tác xây dựng đảng của Đảng bộ Vietcombank Quảng Ngãi và Chi bộ Dung Quất. Đồng thời, mong muốn các tổ chức đảng về sinh hoạt tại Đảng bộ mới tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được, tranh thủ sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cấp trên, tiếp tục lãnh đạo xây dựng Đảng bộ, Chi bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Đồng chí Vũ Tiến Duật – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Vietcombank phát biểu tại buổi Lễ
Đồng chí Vũ Tiến Duật – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Vietcombank đã cảm ơn lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đảng ủy Khối trong thời gian qua đã quan tâm, tạo điều kiện cho Đảng bộ Vietcombank Quảng Ngãi và Chi bộ Dung Quất trong công tác xây dựng Đảng và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đảng ủy Khối để 02 tổ chức cơ sở Đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị cũng như công tác xây dựng Đảng qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Đồng chí Võ Văn Linh – Bí thư Đảng ủy Vietcombank Quảng Ngãi phát biểu tại buổi Lễ
Đồng chí Võ Văn Linh – Bí thư Đảng ủy Vietcombank Quảng Ngãi đại diện cho 02 tổ chức cơ sở Đảng đã sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của 02 tổ chức, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đảng ủy Khối đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn rất sâu sát, nhiệt tình trong chặng đường xây dựng và trưởng thành của 02 tổ chức. Xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được khi về dưới mái nhà chung của Đảng bộ Vietcombank.
Quang cảnh ký Biên bản chuyển giao và tiếp nhận 02 tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên
Dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi và các bên tham dự, đồng chí Phạm Hữu Lụa – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối cùng đồng chí Vũ Tiến Duật – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Vietcombank đã ký Biên bản chuyển giao và tiếp nhận 02 tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.
Quang cảnh ký Biên bản chuyển giao và tiếp nhận 02 tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên
Đồng chí Nguyễn Quốc Huy – Phó Bí thư thường trực Đoàn Khối và đồng chí Dương Bảo Trung – Phó bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Vietcombank đã cùng công bố Quyết định và ký Biên bản chuyển giao, tiếp nhận 02 tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên
Các đại biểu trao quà chia tay và chụp ảnh lưu niệm
Kết thúc buổi Lễ, đồng chí Võ Văn Linh – Bí thư Đảng ủy Vietcombank Quảng Ngãi và đồng chí Nguyễn Đào Tố – Bí thư Chi bộ Vietcombank Dung Quất đã tặng hoa, quà và gửi lời chia tay đến các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đảng ủy Khối tỉnh.
Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ
Tham dự Hội nghị có đồng chí Hoàng Giang - Phó Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh; ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối; bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên các chi, đảng bộ cơ sở.
Hội nghị đã nghe Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh có 91 tổ chức cơ sở đảng (45 đảng bộ cơ sở và 46 chi bộ cơ sở) với trên 5.100 đảng viên. Đến thời điểm này, Đảng bộ Khối có 85 chi bộ, đảng bộ cơ sở (42 chi bộ cơ sở và 43 đảng bộ cơ sở), với tổng số 5.413 đảng viên.
Sau 3 năm thực hiện nghị quyết, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối và các cấp uỷ cơ sở đã chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện hoàn thành đảm bảo tiến độ các mục tiêu, chỉ tiêu do Đại hội đề ra cũng như nhiệm vụ chính trị được tỉnh và các bộ, ngành trung ương giao.
Đến tháng 5/2023, trong 10 chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020 - 2025, có 4 chỉ tiêu vượt nghị quyết; 4 chỉ tiêu đạt nghị quyết; 1 chỉ tiêu đạt 94,8%; 1 chỉ tiêu đạt 94%.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực công tác; tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, đảng viên được nâng lên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện tốt ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Việc củng cố xây dựng tổ chức đảng được quan tâm thường xuyên; chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, có nhiều đổi mới; vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, từng bước đi vào nền nếp. Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 5/2023, cấp ủy các cấp kiểm tra 128 tổ chức đảng và 551 đảng viên; giám sát chuyên đề 135 tổ chức đảng và 775 đảng viên. Ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra 196 tổ chức đảng và 9 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giám sát chuyên đề 140 tổ chức đảng và 181 đảng viên.
Các tổ chức đoàn thể được quan tâm lãnh đạo, củng cố kiện toàn về tổ chức, cán bộ; phong trào phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu; nội dung, phương thức có nhiều đổi mới, tập hợp được đông đoàn viên, hội viên tham gia, các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh.
Hội nghị dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, làm rõ một số nội dung, góp ý vào báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Khối; công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả Đảng bộ Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh đạt được thời gian qua; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị thời gian tới, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục quan tâm, nâng cao vị thế, vị trí, vai trò lãnh đạo ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Muốn làm được điều đó đòi hỏi Đảng bộ Khối phải có cách làm đột phá, sáng tạo, sâu sát, phù hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng; phát huy trí tuệ, nhiệt huyết, kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Cùng với đó, đổi mới phương pháp công tác, lề lối làm việc của cấp ủy; đề cao kỷ luật, kỷ cương, quy chế làm việc; phân công nhiệm vụ cụ thể, phát huy vai trò của người đứng đầu. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược của tỉnh.
Quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng; nâng cao vai trò, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Khối. Đối với công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh sai phạm.