Vào tháng 12 năm 1971, UAE trở thành một liên bang của sáu tiểu vương quốc (six emirates) - Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Umm Al-Quwain và Fujairah, trong khi tiểu vương quốc thứ bảy, Ras Al Khaimah, gia nhập liên bang (federation) vào năm 1972. Thành phố thủ đô (capital city) là Abu Dhabi, nằm ở nơi lớn nhất và giàu có nhất trong bảy tiểu vương quốc.
Vào tháng 12 năm 1971, UAE trở thành một liên bang của sáu tiểu vương quốc (six emirates) - Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Umm Al-Quwain và Fujairah, trong khi tiểu vương quốc thứ bảy, Ras Al Khaimah, gia nhập liên bang (federation) vào năm 1972. Thành phố thủ đô (capital city) là Abu Dhabi, nằm ở nơi lớn nhất và giàu có nhất trong bảy tiểu vương quốc.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ước tính là 9.554.746 người, tăng 75.742 người so với dân số 9.478.996 người năm trước. Năm 2023, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 75.753 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -11 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 2,186 (2.186 nam trên 1.000 nữ) cao hơntỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trong năm 2023:
Lưu ý: Các số liệu trong biểu đồ và bảng bên dưới được lấy theo mốc thời gian ngày 1 tháng 7 hằng năm, có chút khác biệt với các số liệu ở trên.
Mật độ dân số của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 115 người trên mỗi kilômét vuông tính đến 11/12/2024. Mật độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chia cho tổng diện tích đất của đất nước. Tổng diện tích là tổng diện tích đất và nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Theo Tổng cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tổng diện tích đất của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 83.637 km2.
Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ lệ của những người không có khả năng lao động (người phụ thuộc) trên lực lượng lao động của một quốc gia. Phần phụ thuộc bao gồm dân số dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên. Lực lượng lao động bao gồm dân số từ 15 đến 64 tuổi.
Tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất năm 2022 là 20,4%.
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi) so với lực lượng lao động của một quốc gia.
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 17,9%.
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là tỷ lệ người trên độ tuổi lao động (65+) so với lực lượng lao động của một quốc gia.
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 2,5%.
Tuổi thọ là một trong những chỉ số nhân khẩu học quan trọng nhất. Nó cho biết thời gian từ lúc một người được sinh ra cho đến khi chết đi.
Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 80,5 tuổi.
Con số này cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi).
Tuổi thọ trung bình của nam giới là 79,0 tuổi.
Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 82,6 tuổi.
Theo ước tính của chúng tôi đến năm 2017 có 7.071.095 người hoặc 93,83% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có thể đọc và viết. Theo đó khoảng 464.976 người lớn không biết chữ.
⚠ Báo lỗi số liệu không khớp, sai, ...
Số liệu Dân số trong bảng và biểu đồ dân số Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (1955 - 2020) qua các năm được lấy vào thời điểm ngày 1 tháng 7 của mỗi năm. Thời điểm mới nhất, nếu chưa đến ngày 1 tháng 7 thì đó là số liệu ước tính.
Các số liệu như: Thay đổi, % thay đổi, di cư, tỷ lệ sinh,... trong hai bảng dân số là số liệu trung bình theo chu kỳ 5 năm.
Số liệu Tỷ lệ gia tăng dân số trong biểu đồ tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là tỷ lệ phần trăm dân số tăng hàng năm dựa trên số liệu dân số vào ngày 1 tháng 7 của mỗi năm, từ năm 1951 đến năm 2020. Giá trị này có thể khác với % Thay đổi hàng năm thể hiện trong bảng dân số qua các năm, thể hiện tỷ lệ thay đổi trung bình mỗi năm trong 5 năm trước đó.
Di cư: hay Di dân là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư (từ quốc gia này đến quốc gia khác). Di cư bao gồm: Nhập cư (những người đến để định cư) và Xuất cư (những người rời khỏi để định cư ở một 'quốc gia' khác).
Nguồn: Số liệu trên danso.org được xây dựng dựa theo các số liệu và ước tính của Liên hợp quốc.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giờ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc Giờ chuẩn UAE là múi giờ cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đó là 4 giờ trước GMT/UTC (UTC+04:00) và thẳng hàng với Oman.
Cơ sở dữ liệu múi giờ IANA chỉ chứa khu vực UAE trong dữ liệu múi giờ, đặt tên là Châu Á/Dubai.
CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
I/ Khái quát: - Tên nước: Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), gồm 7 Tiểu vương quốc là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ras Al-Khaimah, Umm Al-Qaiwain, Ajman và Fujairah. - Vị trí: Nằm ở phía Đông bán đảo A-rập , phía Bắc giáp Ca-ta, phía Đông giáp vịnh A-rập, phía Tây giáp A-rập Xê-út (có đường biên giới dài 457km), phía Nam giáp Ô-man (có đường biên giới dài 410km). - Diện tích: 83.600 km2. - Khí hậu: Khí hậu xa mạc nắng nóng, nhiệt độ mùa hè 45 - 50 độ, mùa mát từ 28-30 độ, vùng núi phía đông mát mẻ hơn. - Dân số: khoảng 5,14 triệu người, gồm cả lao động nước ngoài (2010). - Dân tộc: 19% gốc UAE, 23% là người gốc A-rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam Á, 8% từ các nước châu Á khác. Lao động người nước ngoài làm thuê ở UAE chiếm khoảng 90% lực lượng lao động. - Tiền tệ: Dirhams. 1 USD = 3,67 dirhams. - Ngôn ngữ: Tiếng A-rập, còn có tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Hindu và Urdu. - Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo (96%); Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và các giáo phái khác: 4%. - Tổng thống: Sheikh Khalifa Bin Zayed Bin Sultan Al-Nahyan ( từ 11/2004) - Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng: Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum (1/2006). - Ngoại trưởng: Sheikh Abdallah Bin Zayed Al Nahyan. - Quốc khánh: 2/12/1971 (Ngày Độc lập). II/ Lịch sử: Từ thế kỷ 16, thực dân Bồ Đào Nha chiếm eo Hormuz, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra các vùng xung quanh. Sau đó, một phần của khu vực này bị đế quốc Ốt - tô - man đô hộ trong thế kỷ 16. Trong các thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19, vùng Vịnh trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa thực dân Hà Lan, Pháp và Anh... Năm 1820, Anh đánh chiếm Tiểu vương quốc Ras Al-Khaimah, buộc Tiểu vương phải ký Hiệp ước hoà bình để Anh thiết lập bộ máy cai trị của họ ở đó. Năm 1853, Anh ký Hiệp ước hòa bình với các Tiểu vương trong khu vực. Năm 1892, Anh lại ký với các Tiểu vương vùng Vịnh các Hiệp định riêng rẽ khẳng định sự bảo hộ duy nhất của mình đối với các nước ở khu vực này. Đổi lại các Tiểu vương này không được cho phép bất cứ quốc gia nào trừ Anh được đặt chân lên lãnh thổ của các tiểu vương và không được lập quan hệ với bất kỳ chính phủ nào khác nếu không được Anh đồng ý. Đến giữa thế kỷ 20, Anh tiếp tục củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực. Năm 1966, Anh đặt căn cứ quân sự tại Sharjah. Ngày 1/12/1971, Anh tuyên bố từ bỏ tất cả các Hiệp định đã ký với các nước vùng Vịnh và rút quân khỏi khu vực. Ngày 2/12/1971, Nhà nước các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất được thành lập gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah Umm Al-Qaiwam, Ajman và Fujairah. Đến tháng 2/1972 tiểu vương quốc Ras Al-Khaimah mới gia nhập Nhà nước liên bang. III/ Chính trị: a. Đối nội: UAE theo chế độ quân chủ liên bang, gồm 7 tiểu vương quốc (Emirate) hợp lại. Cơ quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao 7 tiểu vương. Hội đồng này bầu Tổng thống và Phó Tổng thống trong số các thành viên của mình. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi quyết định được thông qua theo đa số. Là 2 tiểu vương quốc giầu nhất cung cấp tới 3/4 ngân sách toàn quốc Abu-Dhabi và Dubai có quyền phủ quyết. Hội đồng liên bang quốc gia (Federal National Council) là cơ quan lập pháp của UAE, gồm 40 thành viên, một nửa được bầu (từ 2006) một nửa do các Tiểu vương cử ra. Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động. b. Đối ngoại: UAE thực hiện đường lối đoàn kết A-rập, dựa vào Mỹ và phương Tây, đồng thời hướng về Châu Á (chủ yếu là Pakistan, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ). Đối với khu vực Đông Nam Á, UAE chú trọng phát triển quan hệ với Singapore, Thái Lan và Malaysia. UAE là thành viên của LHQ, OPEC, Liên đoàn A-rập, Phong trào KLK, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo(OIC), Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), G-77, Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)... IV/ Kinh tế: UAE là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong các nước A-rập và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. UAE xuất khẩu chủ yếu dầu thô, hơi đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm… Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng hơi đốt: 5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran, và Ca-ta). Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu thùng/ngày. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá). Các đối tác thương mại chính: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Pháp, Anh, Iran. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 0.7%, công nghiệp 59,4%, dịch vụ 39,8% (2011). GDP: $260.8 tỉ USD (2011). GDP bình quân đầu người: 48.500 USD (2011). V/ Quan hệ với Việt Nam: a. Quan hệ chính trị, kinh tế: Ngày 1/8/1993 VN và UAE lập quan hệ ngoại giao. Tháng 10/1997, ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai; tháng 2/2008 nâng cấp lên thành Đại sứ quán tại A-bu Đa-bi. Tháng 7/2004, ta mở Trung tâm thương mại Việt Nam tại Dubai, đóng cửa năm 2008. Tháng 11/2008, Bạn mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE những năm gần đây tăng mạnh: từ 67 triệu USD năm 2002 lên trên 1 tỉ USD năm 2011 (dự kiến) Các mặt hàng xuất của ta chủ yếu là chè, cà phê, hạt tiêu, hải sản, đồ điện tử, hàng dệt may, gốm sứ và nhập chính là hoá chất, máy móc, thức ăn gia súc. Trong 2 năm trở lại đây, UAE là một trong số nhà đầu tư lớn từ khu vực vùng Vịnh vào Việt Nam với các dự án đã cam kết như Cảng Hiệp Phước, khách sạn Halong Star và một số dự án du lịch ở Đà Nẵng… Hợp tác lao động giữa ta và UAE cũng đang phát triển tốt. Hiện ta có hơn 15 nghìn lao động đang làm việc tại UAE Về hợp tác nông nghiệp năm 2009, Tập đoàn Tahmouh đã tặng tỉnh Ninh Thuận 3000 con cừu, dê để gây giống. b. Trao đổi đoàn: Đoàn ta thăm bạn: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tháng 4/1976); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (tháng 4/1992); Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (tháng 10/1993); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (tháng 5/1998); Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (tháng 10/1999), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa ( tháng 6/2006); Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trương Văn Đoan (7/2007); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2/2009); Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (5/2009)..... Đoàn bạn thăm ta: Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tiểu vương Đu-bai Mô-ha-mét Bin Ra-sít An Mác-tum (9/2007); Bộ trưởng Ngoại giao Abdallah bin Zayed Al Nahyan (10/2010).... Uỷ ban Liên Chính phủ giữa hai nước họp lần đầu tiên vào tháng 11/2010 tại Hà Nội. c. Các thỏa thuận đã ký: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Thương mại (10/1999); Hiệp định về vận chuyển hàng không (5/2001); Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và phòng thương mại và công nghiệp Đu-bai (9/2007); Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán và hàng hóa Ê-mi-rát về hỗ trợ và hợp tác song phương(9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường Việt Nam và Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường UAE(9/2007); Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2/2009); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (2/2009); Thoả thuận thành lập Uỷ ban Liên Chính phủ (2/2009); Thoả thuận hợp tác lao động (2/2009); Thoả thuận hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Abu Dhabi (2/2009); Thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (2/2009); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ (10/2010). d. Cơ quan đại diện: 1/ Đại sứ quán Việt nam tại UAE Địa chỉ: Villa 101 & 102, Str 27, Sector 24, Al-Mushrif - Abu Dhabi P.O.Box 113038 Tel: +971.2.4496710 Fax: +971.2.4496730 Email: [email protected] 2/ Đại sứ quán UAE tại Việt Nam Địa chỉ: 44/3 Vạn Bảo, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04-37264545 Fax:04-37262020 Email: [email protected]