Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Việc kết hợp giữa an ninh quốc gia với quốc phòng toàn dân góp phần đồng bộ toàn diện các chiến lược, kế hoạch, nâng cao sức mạnh bảo vệ đất nước. Đồng thời đặc trưng này cũng nhấn mạnh về vấn đề phát triển kinh tế, xã hội trên toàn đất nước, khắp các vùng miền Tổ quốc.
Xem thêm: Nghề công an: Thông tin thi tuyển & Những ai nên theo học?
Đây là hoạt động bảo vệ nền kinh tế nhiều thành phần ổn định và phát triển vững mạnh theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt việc bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, cần ngăn chặn suy nghĩ lệch lạc và những hành động phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của chế độ chủ nghĩa xã hội. Song song với đó là bảo vệ các bộ quản lý kinh tế, khoa học khỏi sự chèo kéo từ nước ngoài làm suy chuyển nền kinh tế.
An ninh quốc gia được tạo nên từ rất nhiều nhân tố, nguồn lực khác nhau như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự,… và cả tinh thần đoàn kết của dân tộc. Những nhân tố này chính là nền tảng quan trọng để giúp cho nhân dân có thể đánh bại những kẻ xấu muốn xâm hại đất nước.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Là hoạt động bảo vệ vai trò chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống tinh thần của người Việt. Cùng với đó là bảo vệ văn hóa, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam và chống lại các thế lực công kích, bôi nhọ chủ nghĩa, truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy, phản động ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục quốc gia.
Bảo vệ an ninh quốc gia là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại các hoạt động đe dọa, xâm hại đến an ninh quốc gia. Đây là trách nhiệm của toàn dân chứ không riêng các cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm những lĩnh vực sau:
*) Nắm vững quan điểm, nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng QPAN:
Quốc phòng an ninh toàn dân vững mạnh, đáp ứng được những diều kiện trong nhiệm vụ trong thời buổi hiện nay thì cần phải được thực hiện toàn dân, trên mọi lĩnh vực. Dựa vào lực lượng an ninh quốc phòng để làm nòng cốt, thực hiện nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ đất nước và không nằm ở thế bị động. Cần phải luôn trong thế chủ động và giải quyết cũng như đánh bại được hết những âm mưu của kể thù. Chiến lược quốc phòng tối ưu là không cần phải sử dụng đến chiến tranh mà là hướng giải quyết hợp lý, hòa bình trên các mối quan hệ xã hội kinh tế.
– Về mục tiêu, nhiệm vụ: Không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền mà còn không ngừng xây dựng, củng cố chế độ CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân.
– Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh: Luôn đề cao tinh thần giữ vững an ninh quốc gia, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… Như đã chia sẻ ở nhiệm vụ An ninh quốc phòng.
– Phương châm xây dựng quốc phòng an ninh toàn dân, toàn diện và đề cao sự tự chủ, tự lực và từng bước hiện đại văn minh hơn. Đồng thời các phương châm đều cần được thực hiện liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. Thể hiện được sự lộ trình hiện đại hóa đất nước cũng như nền quốc phòng an nình.
– Giải quyết các mối quan hệ giữa an ninh – quốc phòng với kinh tế đối ngoại: Trên thực tế thì khi một đất nước có thể kết nối được những yếu tố này với nhau cũng là lúc chứng minh được phần nào về sự vững mạnh của một quốc gia. Quan điểm này cũng là sự tiếp tục, kế thừa, hoàn thiện về chiến lược an ninh quốc phòng đã được Nhà nước và Đảng đề ra.
*) Xây dựng lực lượng, tăng trưởng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam:
– Xây dựng thế trận quốc phòng an ninh toàn dân: Sức mạnh của nền ANQP của một quốc gia là được dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa thế trận và lực lượng QPAN. Đẩy mạnh xây dựng và tăng cường quốc phòng an ninh cùng các khu kinh tế – quốc phòng. Tuy nhiên sẽ được ưu tiên một số địa bàn trọng điểm chiến lược.
– Xây dựng khu vực phòng thủ: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc củng cố nền quốc phòng toàn dân. Khu vực phòng thủ tỉnh hoặc thành phố, vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ vừa nằm trong thể trận liên hoàn phòng thủ quốc gia. Điều này sẽ góp phần củng cố được thế trận vững chức của QPAN.
– Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội: Các cơ sở vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là nơi cần được tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kiến thức quốc phòng an ninh. Điều này sẽ phần nào phản ánh được nguồn sức mạnh to lớn của một nền quốc phòng toàn dân, do dân, vì dân và của dân.
– Tăng cường điều hành, quản lý cũng như lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.
– Đẩy mạnh việc xây dựng, cải thiện, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế theo đúng quy định cũng như phương thức hoạt động.
– Tăng cường các nội dung cũng như tính hiệu lực thực thi pháp luật về quốc phòng an ninh. Xác định được các cơ chế vận hành, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan, cán bộ… về các công tác quốc phòng an ninh.
– Tiếp tục nâng hơn nữa tính hiệu quả Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn dân, toàn quân.
Kết luận: Dòng chữ “Quốc phòng an ninh” xuất hiện trên mọi tuyến phố, con đường và thậm chí nó còn là một môn học được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học. Các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá tư tưởng… là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Nhà nước Việt Nam chủ trương gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với việc xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ, coi đó là yêu cầu tất yếu trong xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm khả năng huy động tạo thành sức mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Xây dựng nền an ninh quốc gia vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn dân, toàn đất nước. Vậy an ninh là gì? An ninh quốc gia là gì? Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia ra sao? Tìm hiểu với JobsGO qua bài viết này bạn nhé.
An ninh là trạng thái bình yên và ổn định của chế độ chính trị, xã hội. Nó bao gồm an ninh đối nội, đối ngoại và an ninh trong các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,…. Trong đó, an ninh độc lập chủ quyền và an ninh lãnh thổ được coi là những phần quan trọng của an ninh quốc gia.
Các hành vi vi phạm an ninh quốc gia được xem là những tội nghiêm trọng nhất và sẽ bị xử lý theo hình phạt cao nhất trong các tội hình sự.
Theo Luật An ninh quốc gia 2004, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nó cũng bao gồm việc đảm bảo sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, từ đó giúp bảo vệ sự an toàn, ổn định của đất nước và nhân dân Việt Nam.
An ninh quốc gia là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự tiến bộ, phát triển của đất nước, đồng thời là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, đặc biệt là các nhà lãnh đạo và chính quyền.